Suy nghĩ quá nhiều là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, lúc nào đầu óc cũng trong trạng thái nặng nề, áp lực, ảnh hưởng xấu tới tinh thần, khó lòng tập trung để học tập/làm việc, và tất nhiên điều này cũng có khả năng kéo kết quả học tập/làm việc đi xuống. Nếu nhận ra rằng suy nghĩ quá nhiều khiến bạn mệt mỏi, suy sụp, thì phải làm sao để khắc phục? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp trong bài viết này nhé!
>> Suy nghĩ quá nhiều, lo lắng lung tung thì phải làm sao?
Suy nghĩ là điều tốt, nhưng đừng quá nhiều
Thật ra, suy nghĩ là điều tốt, tức là bạn đang tư duy, động não, phân tích những sự việc mình gặp phải, những điều đang diễn ra xung quanh mình. Trong học tập, để hoàn thành tốt bài tập về nhà, hoặc các bài kiểm tra, bài thi, tất nhiên sinh viên phải tư duy, phải suy nghĩ kỹ lưỡng, đảm bảo mình chọn được đáp án đúng, có câu trả lời chính xác nhất với đề bài. Trong công việc, để hoàn thành tốt những việc được giao, mang về kết quả tốt nhất, thì bạn cũng phải động não, suy nghĩ, lựa chọn phương án làm việc sao cho chỉn chu nhất, tối ưu nhất. Người có khả năng suy nghĩ thấu đáo sẽ luôn ra quyết định chính xác, phù hợp, kịp thời, đúng lúc, phù hợp với từng tình huống khác nhau.
Tuy nhiên, nếu bạn suy nghĩ nhiều quá mức, nhiều hơn so với bình thường, thì có thể những điều đó sẽ vượt quá giới hạn, khiến các vấn đề xung quanh bạn lúc nào cũng nghiêm trọng, trầm trọng hơn, đụng chuyện gì cũng căng thẳng, khiến bạn thấy mệt mỏi, và mọi người xung quanh cũng áp lực theo.
Suy nghĩ quá nhiều khiến bạn mệt mỏi như thế nào?
Đầu tiên, khi suy nghĩ quá nhiều, thì đầu óc bạn sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, kiểu như bộ não của mình bị bắt ép làm việc quá mức, phải suy nghĩ, xử lý thông tin liên tục, không lúc nào được thoải mái, nghỉ ngơi. Điều này nếu kéo dài mà không sớm khắc phục, sẽ khiến bạn liên tục bị stress, áp lực về đủ mọi thứ, và sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần, khiến bạn ngày càng kiệt quệ, tuột năng lượng. Đồng thời, khi suy nghĩ quá nhiều, bạn sẽ dễ có những suy nghĩ tiêu cực, kiểu như là trầm trọng hoá, nghiêm trọng hoá vấn đề, nghĩ xấu về mọi chuyện mà mình đang gặp phải, tức là thay vì lựa chọn góc nhìn khách quan, tích cực, thì bạn lại bị rơi vào hố sâu của góc nhìn tiêu cực, khiến chuyện bình thường tự dưng lại trở nên bất thường, không có vấn đề tự dưng thành có vấn đề, mà tiêu cực như thế thì chẳng bao giờ là tốt cả.
Bên cạnh đó, suy nghĩ quá nhiều, tiêu cực hoá vấn đề cũng khiến bạn luôn ngập chìm trong nguồn năng lượng tiêu cực, mà thật sự chẳng ai muốn tiếp xúc với một người lúc nào cũng tiêu cực, than vãn, chấp nhất, suy nghĩ quá nhiều từ những chuyện đơn giản, nhỏ nhặt, từ đó, mọi người xung quanh cũng sẽ dần xa lánh, khiến bạn vừa mệt mỏi, vừa lạc lõng, nhiều khi có chuyện muốn tâm sự cũng không biết nên chia sẻ với ai, làm gì có ai muốn nghe than thở mãi. Khi những nguồn năng lượng tiêu cực không được giải toả, nó sẽ ngày càng tích tụ nhiều hơn, chồng chất, khiến bạn lại càng mệt mỏi hơn gấp bội. Vậy phải làm sao để khắc phục vấn đề này?
>> Cách gạt bỏ suy nghĩ tiêu cực để vui vẻ sống lạc quan
Làm sao để khắc phục khi thấy mình suy nghĩ quá nhiều?
Khi thấy bản thân đang suy nghĩ quá nhiều, chúng ta thường cố gắng thay đổi bằng cách tự nhắc mình phải suy nghĩ ít hơn, thậm chí một số người còn không thèm suy nghĩ nữa, gặp chuyện gì cũng mặc kệ, bỏ qua, xem như mình không liên quan, không muốn dính líu, đỡ mất công suy nghĩ. Suy nghĩ ít hơn là một giải pháp, nhưng không suy nghĩ nữa thì lại là một điều sai lầm, nó sẽ khiến bạn trở thành một người vô cảm, không quan tâm tới mọi thứ, nhiều khi có những việc liên quan trực tiếp tới mình mà cũng mặc kệ, không thèm giải quyết, thì tự dưng lại trở thành vô trách nhiệm. Hoặc khi lỡ gặp đúng những việc thật sự nghiêm trọng, cần phải suy nghĩ để sớm tìm ra hướng giải quyết, mà bạn lại bật mood vô cảm, không quan tâm, thì trong tương lai khi nó trầm trọng hơn sẽ kéo theo nhiều hệ quả khôn lường khác.
Để khắc phục chuyện mệt mỏi vì suy nghĩ quá nhiều, thì cách hữu hiệu nhất, tốt nhất chính là bạn phải có góc nhìn khách quan, đa chiều và thực tế về những điều mà mình gặp phải, chuyện gì cần phải suy nghĩ thì suy nghĩ, việc nào có thể bỏ qua, chuyện nhỏ nhặt thì thôi, đừng khiến chuyện bé xé ra to, khiến mình phải bận tâm nghĩ nhiều rồi lại mệt thêm. Song song đó, bạn cũng có thể tập cho mình cách tư duy tích cực, cố gắng nhìn nhận những khía cạnh tích cực của vấn đề, tránh trường hợp chăm chăm vào những điều tiêu cực, lại càng khiến mình mệt mỏi hơn, suy nghĩ nhiều hơn, cuối cùng người thiệt thòi lại chính là mình, tự rước bực bội, lo lắng, mệt mỏi cho chính mình.
Bài viết này đã gợi ý cho bạn một số giải pháp khắc phục chuyện suy nghĩ quá nhiều khiến mình mệt mỏi. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Suy nghĩ bi quan, tiêu cực tiềm ẩn những tác hại gì?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.