Home Hỏi đáp nhanh Suy Nghĩ Quá Nhiều, Lo Lắng Lung Tung Thì Phải Làm Sao?

Suy Nghĩ Quá Nhiều, Lo Lắng Lung Tung Thì Phải Làm Sao?

by Hoàng Khôi Phạm
Suy Nghĩ Quá Nhiều, Lo Lắng Lung Tung Thì Phải Làm Sao?

Bạn có phải người suy nghĩ nhiều không? Bạn thấy việc suy nghĩ nhiều của mình đang ở mức độ thế nào, có gây ra những bất cập gì cho bản thân không? Nếu bạn đang là người suy nghĩ quá nhiều, lo lắng lung tung thì phải làm sao để khắc phục? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp trong bài viết này nhé!

>> Suy nghĩ bi quan, tiêu cực tiềm ẩn những tác hại gì?

Suy nghĩ nhiều là tốt hay xấu?

Trước khi giải đáp vấn đề suy nghĩ quá nhiều, lo lắng lung tung thì phải làm sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem suy nghĩ nhiều là tốt hay xấu? Mỗi người sẽ tự có quan điểm, chính kiến riêng khi được hỏi về vấn đề này. Thông thường, một người vô tư vô lo, không suy nghĩ nhiều sẽ là một người luôn vui tươi, lạc quan, hầu như chẳng bao giờ phải bận tâm, lo lắng hay áp lực về bất kỳ chuyện gì. Tuy nhiên, vô tư quá cũng không tốt, khi bạn bỏ qua, không bận tâm, không suy nghĩ tới những vấn đề mà mình đang gặp phải, thì chúng vẫn sẽ hiện diện ở đó, ngày càng tích luỹ và sớm muộn gì cũng bùng nổ. Hoặc khi quá vô tư, cũng sẽ khiến bạn trở nên vô tâm, hoặc vô cảm, đó cũng là điều không tốt.

Ở chiều ngược lại, khi bạn là người suy nghĩ nhiều, bạn thường sẽ chín chắn và quyết đoán khi xử lý các vấn đề, tình huống mà mình gặp phải. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến bạn cực kỳ nặng đầu, mệt mỏi và stress khi có quá nhiều điều phải lo nghĩ, bạn không biết cái nào nên bỏ qua, cái nào nên suy nghĩ đơn giản hơn, mà mặc định gặp chuyện gì cũng suy nghĩ nhiều, và sớm muộn gì bạn cũng kiệt sức, thậm chí suy sụp tinh thần nếu phải suy nghĩ tới những vấn đề không mấy tích cực. Tóm lại, suy nghĩ nhiều tồn tại nhiều điểm tốt, nhưng nếu không biết cách điều tiết sao cho hợp lý, thì bạn sẽ bị chính điều ấy gây tổn hại, khiến mình luôn trong trạng thái mệt mỏi, áp lực.

Vì sao bạn thường suy nghĩ nhiều?

Suy nghĩ nhiều chưa hẳn là điều không tốt, tuy nhiên, suy nghĩ quá nhiều chính là một điều không nên. Khi đứng trước tất cả vấn đề trong cuộc sống, bạn cần phải biết lựa chọn góc nhìn, xâu chuỗi các thông tin liên quan, để nghĩ đúng hướng, nghĩ vừa đủ những gì cần nghĩ, chứ không nên để bản thân lao vào việc suy nghĩ quá nhiều, dẫn tới những lo lắng lung tung, không cần thiết. Nếu tự thấy mình đang rơi vào lối mòn ấy, thì bạn hãy tự hỏi xem vì sao mình thường suy nghĩ nhiều? Đó là do thói quen, do phản xạ tự nhiên từ khi còn nhỏ, do bạn nghĩ không có chuyện gì đơn giản, mọi thứ đều phải suy nghĩ phức tạp mới đúng, hay do bản chất bạn không muốn suy nghĩ đơn giản, luôn cố bắt mình phải suy nghĩ thật nhiều, thật sâu, thật xa với mọi vấn đề? Song song đó, cũng có một lý do khác khiến bạn thường suy nghĩ nhiều, đó là vì bạn đang bất an, luôn trong trạng thái lo âu, tiêu cực, bạn không lựa chọn được góc nhìn tích cực, mà thường nghĩ theo những hướng tiêu cực hơn, và càng như thế thì bạn càng lún sâu vào trạng thái suy nghĩ nhiều, vì chúng ta thường hay dành nhiều sự quan tâm, lo lắng cho những điều bất lợi, tiêu cực, khó khăn mà mình đang gặp phải.

>> Cách gạt bỏ suy nghĩ tiêu cực để vui vẻ sống lạc quan

Dấu hiệu nhận biết người hay lo nghĩ nhiều

Bạn thấy bản thân có vẻ là người suy nghĩ nhiều, nhưng cũng chưa chắc lắm, vẫn còn đang lăn lăn không biết có thật sự như thế không? Vậy bạn hãy thử điểm qua một số dấu hiệu nhận biết người hay lo nghĩ nhiều sau đây:

  • Dù là các vấn đề đơn giản, chẳng có gì phải lăn tăn, nhưng bạn vẫn suy nghĩ về nó;
  • Với các vấn đề phức tạp, bạn suy nghĩ quá nhiều, khiến đầu óc mình muốn nổ tung, nghĩ mãi không ra hướng giải quyết sao cho tối ưu, hoặc nghĩ nhiều hướng quá rồi không biết nên theo hướng nào;
  • Thường đưa ra nhiều quan điểm khi thảo luận nhóm, nhưng không bảo vệ được quan điểm của mình, vì đa phần là lập luận lung tung do suy nghĩ nhiều, chứ không bám sát những luận cứ thực tế;
  • Có xu hướng lựa chọn góc nhìn tiêu cực, nghĩ xấu về các sự việc, tình huống mà mình gặp phải;
  • Dè chừng với mọi người, thấy người khác tốt với mình cũng lo nghĩ, thấy ai làm gì cũng cảnh giác;
  • Người ta chuyện cũ bỏ qua, còn bạn thì chuyện cũ lâu lâu nhắc lại cho mới, tạm quên rồi sau này lại nhớ;
  • Không bỏ qua các mâu thuẫn, xích mích trong quá khứ, đụng chuyện sẽ nhắc lại dù đã từng giải quyết xong;
  • Khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi, nặng đầu, tiêu cực khi phải tiếp xúc và trò chuyện với bạn;
  • Mọi người xung quanh nhận xét rằng bạn là người suy nghĩ quá nhiều, lo lắng lung tung…

Suy nghĩ quá nhiều, lo lắng lung tung thì phải làm sao?

Khi bạn suy nghĩ quá nhiều, thường xuyên lo lắng lung tung, thì người mệt mỏi đầu tiên chính là bạn. Bất kỳ điều gì diễn ra xung quanh cũng dễ dàng trở thành câu chuyện để bạn hoang mang, lo lắng, suy nghĩ đủ thứ chuyện về nó, và thường sẽ nghĩ theo chiều hướng tiêu cực, càng nghĩ càng thấy mệt hơn. Bên cạnh đó, việc suy nghĩ quá nhiều cũng khiến những người xung quanh cảm thấy mệt mỏi, phiền toái khi phải suốt ngày nghe bạn than vãn về đủ thứ chuyện, từ đó, họ sẽ dần xa lánh, hạn chế tiếp xúc, tự tưng bạn sẽ mất đi nhiều mối quan hệ. Vậy nếu đang thấy mình suy nghĩ quá nhiều, lo lắng lung tung thì bạn phải làm sao để thay đổi, khắc phục?

Đầu tiên, bạn phải vực dậy tinh thần, đảm bảo mình không còn bị ngập chìm trong lối suy nghĩ, tư duy tiêu cực nữa, vì chính điều đó sẽ khiến bạn nặng đầu hơn, khó kiểm soát suy nghĩ hơn. Tiếp theo, bạn cần hiểu rằng suy nghĩ nhiều là một điều tốt, bạn cần phải là người có tư duy, biết suy nghĩ, phân tích vấn đề, chứ không nên là một người quá vô tư, đụng chuyện gì cũng bỏ qua, hành xử thiếu cân nhắc. Tuy nhiên, bạn cần điều tiết, suy nghĩ một cách có chừng mực, trong phạm vi cần thiết, tránh việc lạm dụng lối suy nghĩ quá nhiều, trầm trọng hoá mọi việc, khiến chuyện đơn giản cũng tự dưng biến thành chuyện phức tạp, nghiêm trọng,… Để làm được điều đó, thì bạn cần phải có thời gian để bản thân dần thay đổi, tích nghi, và cần tìm ra được giải pháp phù hợp để kiểm soát suy nghĩ, tư duy theo hướng tích cực hơn.

>> Người tiêu cực có thể thay đổi để trở nên tích cực không?

Cách kiểm soát suy nghĩ, tư duy theo hướng tích cực

Thật ra, cách kiểm soát suy nghĩ, tránh việc để bản thân phải lo nghĩ quá nhiều cũng khá đơn giản. Đầu tiên, bạn cần đảm bảo rằng mình luôn trong trạng thái thoải mái đầu óc, khi đứng trước mọi vấn đề, khó khăn, thử thách, bạn đều cần phải chọn góc nhìn khách quan, sát với thực tế nhất, cái gì tốt thì nghĩ tốt, cái gì xấu thì nghĩ xấu, nhưng phải đi đúng hướng, tránh việc tự điều hướng mọi việc theo chiều tiêu cực, vì điều đó sẽ làm trầm trọng hoá vấn đề, lại khiến bạn suy nghĩ quá nhiều, lo lắng lung tung. Tiếp theo, bạn cần tư duy, suy nghĩ dựa trên những dữ liệu thực tiễn, khách quan, có manh mối nào thì phân tích trên chính điều đó, tránh việc suy nghĩ theo hướng chủ quan, cảm tính, vì sẽ dễ khiến bạn rơi vào trạng thái suy nghĩ quá nhiều rồi đâm ra lo lắng lung tung. Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì năng lượng tích cực, tiếp xúc với những người tích cực, thu nạp những điều tích cực cho bản thân, chính điều đó sẽ giúp cho bạn thoải mái đầu óc hơn, tràn đầy năng lượng hơn và tin yêu vào cuộc sống, không bị chìm đắm trong những lo nghĩ quá mức cần thiết nữa.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng suy nghĩ quá nhiều, lo lắng lung tung thì phải làm sao để khắc phục? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Tập suy nghĩ trước khi nói và hành động có khó không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích