Home Học tậpHọc hành, thi cử Tư Duy Tích Cực – Động Lực Học Tốt Cho Sinh Viên

Tư Duy Tích Cực – Động Lực Học Tốt Cho Sinh Viên

by Hoàng Khôi Phạm
Tư Duy Tích Cực - Động Lực Học Tốt Cho Sinh Viên

Nếu không có tư duy tích cực, suốt ngày than vãn, nghĩ rằng cuộc đời bất công, giảng viên bất công,… thì sinh viên sẽ khó lòng tiến bộ.

1. Nếu đời cho ta một quả chanh, hãy pha nó thành ly nước chanh

Hồi còn là sinh viên, đã không ít lần anh có cảm giác không công bằng kiểu như sao lớp kia giáo viên giảng dễ hiểu vậy, sao chấm điểm cao vậy, sao lớp mình giáo viên lại khó tính quá…

Rồi tới lúc đi làm lại tiếp tục sao công việc đứa kia có vẻ nhẹ hơn mà lương cao hơn mình, sao mình làm tốt mà không được khen trong khi chỉ sai một lần là bị nhắc nhở liền…

Hoặc đơn giản là đăng cùng một nội dung thả thính lên fb mà sao nó nhiều like hoặc nhiều comment, nhiều share hơn mình,…

Những lúc ấy anh chỉ suy nghĩ và hành động theo bản năng chứ chẳng áp dụng phương pháp hay nguyên tắc nào cả, nghĩ rất đơn giản kiểu như:

“Phần lớn cũng do bản thân mình quyết định, mình cố gắng phấn đấu, dành tâm huyết cho việc đó thì chắc hẳn sẽ có ngày thành công cho dù bước khởi đầu mình gặp nhiều khó khăn, thậm chí là bất lợi. Còn nếu mình không tư duy tích cực, thấy khó mà lo lắng, sợ sệt, chán nản, vẫn học, vẫn làm nhưng không toàn tâm toàn ý và luôn mang trong đầu suy nghĩ tiêu cực thì mình sẽ chẳng dám nghĩ về kết quả, có khi còn là hậu quả nữa”.

Đến hôm qua tình cờ đọc được một câu khá tâm đắc: “Nếu đời cho ta một quả chanh, hãy pha nó thành ly nước chanh”. Quá hay, quá sâu sắc mà cũng rất dễ thấm. Đó là cho dù ở bất cứ hoàn cảnh bất lợi nào, nếu ta biết gạt bỏ lo lắng sang một bên, suy nghĩ tích cực và quyết tâm đối mặt với vấn đề thì ta sẽ dễ dàng vượt qua những bất lợi đó, thậm chí biến nó thành một điều có lợi cho mình, thành cái mình thích.

2. Tư duy tích cực giúp sinh viên vượt qua áp lực học hành, thi cử

Đi sâu vào vấn đề những bất công mà sinh viên thường gặp, thật ra việc gặp giáo viên nghiêm khắc, chấm điểm khó, yêu cầu cao là việc khá phổ biến. Thay vì than vãn, chúng ta hãy tư duy tích cực, hãy tạo động lực cho mình rằng chính vì giáo viên khó, mình sẽ tập trung nghe giảng hơn, chịu khó đọc thêm nhiều tài liệu hay, hiểu bài kỹ, biết cách phân tích, trình bày nội dung bài học thật lưu loát và ứng dụng kiến thức vào thực tế dễ dàng.

Đó là sự thật, hãy tự nhớ lại những môn giáo viên dễ quá xem, môn đó đọng lại bao nhiêu kiến thức ngoài những con điểm cao chót vót mà mình còn thậm chí chẳng nhớ đề thi hỏi gì và mình đã trả lời như thế nào, có khi do điểm quá trình cao quá mà cuối kỳ chẳng thèm ngó ngàng gì tới môn đó.

Những điều này nói ra thì ai cũng hiểu, cũng thấy có vẻ đúng nhưng thực tế rất ít sinh viên thực hiện được điều này, một phần cũng do chương trình học nặng quá, môn nào cũng gặp giáo viên khó chắc chết. Hãy bắt đầu một cách từ từ, từ những môn mình thích, liên quan nhiều đến chuyên ngành, dần dần sẽ hình thành thói quen tư duy tích cực, lúc ấy sẽ không ngán bất kỳ môn nào luôn.

Đây cũng chính là một trong những thói quen tốt giúp anh vượt qua những áp lực học hành, thi cử, đạt được thành tích cao trong việc học, tiêu biểu là đạt điểm tuyệt đối khóa luận tốt nghiệp của một giáo viên nổi tiếng khó tính, đòi hỏi cao, tạo nhiều áp lực cho sinh viên.

3. Đi làm cũng cần tư duy tích cực

Khi đi làm cũng thế, hãy tư duy tích cực, sẵn sàng tâm thế rằng làm sai là sẽ bị trách mắng, thậm chí là lỗi sai của mình sẽ được đưa ra cho nhiều người trong công ty cùng biết. Lúc đó, hãy suy nghĩ tích cực, hãy tình tĩnh, không nóng giận, không từ bỏ công việc. Sai ở đâu mình rút kinh nghiệm ở đó, sau này sẽ không mắc lại lỗi sai đó nữa để người ta không có cái để phàn nàn mình nữa! Dần dần, kinh nghiệm và năng lực của mình sẽ được nâng cao hơn, cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn.


À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp,… thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe 


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích