Khi đặt ra các mục tiêu trong tương lai, đương nhiên ai cũng muốn mình sẽ đạt được chúng, hoặc ít ra thì cũng sẽ đi tới cùng chứ không bỏ cuộc. Tuy nhiên, bạn nhận ra rằng mình đang có xu hướng bỏ cuộc khá nhiều, thấy khó khăn, thử thách thì dễ bị chùn bước. Vì sao bạn thường bỏ cuộc giữa chừng? Hãy cùng tìm ra các nguyên nhân để kịp thời khắc phục!
Bỏ cuộc không có trong từ điển của người thành công
Chắc hẳn bạn từng nghe qua câu nói bỏ cuộc không có trong từ điển của người thành công, nghe khá văn vẻ nhưng nó lại phản ánh khá chính xác trong thực tế. Trên chặng đường tới thành công luôn tồn tại nhiều khó khăn, thử thách, chỉ những ai đủ kiên trì, mạnh mẽ, chủ động trau dồi bản thân và vượt qua những thử thách đó thì mới có thể chạm tay tới thành công.
Cho dù đó là những thử thách cực khó, khiến bạn thấy rất mệt mỏi, áp lực, nhưng vẫn phải mạnh mẽ bước tiếp, không bỏ cuộc giữa chừng, hãy tin rằng thành công đang chờ bạn ở phía trước, đang chờ đón những ai không biết bỏ cuộc. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn là một người thường bỏ cuộc giữa chừng, thì chính nó sẽ ngăn cản bạn đạt được các thành công, thành tựu trong tương lai. Trong phần tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu xem vì sao bạn thường bỏ cuộc giữa chừng?
>> Mỗi ngày chỉ cần tốt hơn 1%, bạn sẽ tiến bộ rất nhiều
Vì sao bạn thường bỏ cuộc giữa chừng?
Mỗi hoàn cảnh sẽ dẫn tới nhiều lý do khác nhau khiến chúng ta chùn bước, dẫn tới bỏ cuộc giữa chừng, nhưng thường sẽ xoay quanh các nguyên nhân sau:
- Mục tiêu không rõ ràng, cụ thể, khiến bạn không có phương hướng, không biết nên làm gì cho đúng, để bám sát mục tiêu, rồi cứ mông lung vô định và dễ bỏ cuộc giữa chừng;
- Bạn không đủ kiên trì trong dài hạn, ban đầu luôn tự nhủ mình phải cố gắng, phải nỗ lực, nhưng không duy trì được lâu, càng lúc càng bị giảm động lực rồi tới một lúc nào đó bỏ cuộc luôn;
- Năng lực bản thân còn nhiều thiếu sót, cảm thấy mình có cố gắng cũng sẽ không làm được, không đạt được mục tiêu, nên giữa chừng thấy khó quá thì nản, bỏ luôn;
- Không có động lực, không biết rằng đạt mục tiêu đó để làm gì, với tâm lý này thì bạn sẽ dễ bị chùn bước, nản chí, bỏ cuộc giữa chừng khi thấy có nhiều khó khăn, thử thách xuất hiện;
- Bạn là người lười biếng, nuông chiều bản thân, làm được một tí lại muốn nghỉ ngơi, vui chơi, chính tâm lý này sẽ khiến bạn dễ bỏ cuộc giữa chừng khi thấy phía trước có nhiều khó khăn, thử thách, nhiều điều khiến mình cảm thấy mệt mỏi, áp lực;
- Bạn đang phụ thuộc vào người khác, đó có thể là bạn bè cùng nhóm hoặc phụ huynh, gia đình, chẳng hạn như khi teamwork, biết rằng sẽ có bạn bè hỗ trợ nên bạn sẽ dễ bỏ cuộc, thấy khó thì kêu bạn giúp, rồi sau này đi làm cũng không cố gắng phấn đấu vì gia đình, ba mẹ vẫn hỗ trợ tài chính đủ để chi tiêu, nhưng chính tâm lý phụ thuộc này sẽ khiến bạn khó lòng tiến bộ, khó đạt được thành công, mà cứ thấy gì khó quá thì thôi, bỏ qua, không làm.
Làm sao để kiên trì theo đuổi mục tiêu?
Sau khi đã điểm qua các lý do vì sao bạn thường bỏ cuộc giữa chừng, nếu nhận ra rằng mình đang tồn tại từ 3 lý do trở lên thì đó thật sự là một tín hiệu đáng báo động, bạn cần sớm khắc phục, tránh để tình trạng tiếp diễn lâu hơn, vì nó vừa cản trở bạn chinh phục các mục tiêu, khó lòng đạt được thành công trong tương lai, mà còn kéo theo nhiều hậu quả khôn lường khác. Vậy làm sao để bạn kiên trì theo đuổi mục tiêu, không bỏ cuộc giữa chừng?
- Để kiên trì theo đuổi mục tiêu, đầu tiên, bạn cần phải liệt kê ra các lợi ích mà mình sẽ có khi đạt được mục tiêu đó, điều này sẽ tạo động lực để bạn không bỏ cuộc giữa chừng khi thấy khó khăn, thử thách. Chẳng hạn như bạn đặt mục tiêu sẽ đạt KPI tháng, điều đó sẽ giúp bạn có mức lương cao, thoải mái hơn trong chi tiêu, thì đó chính là động lực, lợi ích mà bạn sẽ có khi đạt được KPI, giúp bạn luôn có động lực để cố gắng hoàn thành tốt công việc.
- Tiếp theo, hãy cụ thể hoá từng mục tiêu mà mình muốn đạt được bằng con số, tránh đặt mục tiêu chung chung, ví dụ sinh viên muốn học giỏi, thì đó là mục tiêu chưa cụ thể, thay vào đó, hãy đặt mục tiêu rằng các em muốn đạt điểm 8, điểm 9 cho từng môn học, hoặc điểm trung bình mỗi học kỳ phải trên 8.0 trên thang 10, càng có con số rõ ràng thì mình càng có phương án học tập phù hợp để theo đuổi tới cùng.
- Bên cạnh đó, nếu thấy bản thân mình còn nhiều điểm yếu, thiếu sót, ngăn cản mình chạm tay tới mục tiêu, thì hãy nhanh chóng trau dồi, khắc phục, khi bản thân mạnh mẽ hơn, năng lực học tập & làm việc tốt hơn, thì bạn sẽ không ngại, không chùn bước hay bỏ cuộc trước những khó khăn, mà sẽ luôn theo đuổi mục tiêu tới cùng.
- Ngoài ra, đừng để sự lười biếng, ham chơi cản trở thành công tương lai của mình, và càng không nên ỷ lại, phụ thuộc quá nhiều vào người khác, hãy tự lực cánh sinh, tự nỗ lực hoàn thành từng đầu việc cần làm, xong việc rồi thì sẽ nghỉ ngơi, thư giãn sau, hãy nhớ rằng kỷ luật sẽ chính là bí quyết giúp bạn hoàn thiện bản thân và làm được nhiều điều hơn mình nghĩ.
Bài viết này đã giải đáp băn khoăn rằng vì sao bạn thường bỏ cuộc giữa chừng & làm sao để kiên trì theo đuổi mục tiêu? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Thành công hay hạnh phúc là mục tiêu quan trọng hơn?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.