Home Hỏi đáp nhanh 22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

by Hoàng Khôi Phạm
22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Khi còn là học sinh, sinh viên, chúng ta là những đứa trẻ nhỏ trong mắt phụ huynh, đó là điều bình thường mà đa số mọi người đều đồng tình. Vậy thì khi nào mới là thời điểm để những đứa trẻ ấy khôn lớn, có nhiều va chạm để mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn. Liệu 22 tuổi – mới tốt nghiệp đại học – là đã lớn chưa, trưởng thành chưa?

>> Phải làm gì để vượt qua khủng hoảng tuổi 22?

Như thế nào là trưởng thành?

Trước khi giải đáp xem 22 tuổi là đã lớn chưa, trưởng thành chưa, thì chúng ta phải định nghĩa xem như thế nào là trưởng thành. Đối với các bạn sinh viên, thì đa số các em sẽ cho rằng khi đã ra trường đi làm kiếm tiền, thì được xem là trưởng thành, vì số tiền mình kiếm được sẽ dùng để tự trang trải chi tiêu mỗi tháng, không cần ba mẹ hỗ trợ nữa, mình đã lớn rồi, tự lo được cho cuộc sống cá nhân, không còn là những cô cậu học trò mỗi ngày cắp sách tới trường nữa. Đó là một quan điểm khá thực tế và đương nhiên là đúng, nhưng để định nghĩa rõ hơn về trưởng thành, thì chúng ta nên tham khảo thêm một số yếu tố sau:

  • Sẵn sàng cho cuộc sống tự lập: Trưởng thành luôn đi đôi với tự lập, tự chăm lo được cho cuộc sống cá nhân, nó không chỉ nằm ở vấn đề tài chính, mà bản thân mỗi người phải tự học cách nấu ăn, giặt giũ, làm việc nhà, biết tự chăm lo sức khoẻ bản thân, vì khi này mình không còn nhỏ nữa, không thể phụ thuộc vào ba mẹ như trước đây.
  • Trưởng thành trong tư duy: Trưởng thành không chỉ nằm ở chuyện mình đã đi làm kiếm ra tiền, mà nó còn liên quan tới khả năng tư duy, phân tích đúng sai, biết những gì nên và không nên làm, biết cân nhắc điều gì tối ưu nhất để ra quyết định chính xác hơn, có góc nhìn khách quan, đa chiều hơn trong nhiều trường hợp, tránh các suy nghĩ nông nổi, bồng bột như khi còn nhỏ.
  • Trưởng thành trong lời nói & hành vi: Khi đã lớn khôn, đã trưởng thành thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có những điều chỉnh, tiết chế và tinh tế hơn trong lời nói và hành vi, trước khi nói hay làm điều gì thì cũng cân nhắc kỹ lưỡng để tránh những lúc lỡ lời, lỡ tay, nếu chưa làm được điều này thì nhiều khi mình sẽ vẫn bị mọi người cho là trẻ con, trẻ trâu, to xác nhưng chưa trưởng thành.
  • Chịu trách nhiệm với những gì mình làm: Đủ 18 tuổi thì mọi người đã phải chịu trách nhiệm với pháp luật nếu có những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, tuy nhiên, điều đó cũng chưa đi sâu vào khía cạnh thường ngày, chẳng hạn  như mỗi ngày chúng ta cũng có những việc làm này kia, dù không vi phạm pháp luật nhưng cũng gây ra các thiệt hại, ảnh hưởng tới người khác hoặc tới công việc, khi đó, người trưởng thành sẽ phải tự chịu trách nhiệm với những điều đó, nếu làm tốt thì được khen, được thưởng, nếu không tốt thì sẽ phải chịu trách nhiệm.
  • Có mục tiêu tương lai rõ ràng: Khi còn nhỏ, chúng ta có thể chỉ đặt ra các mục tiêu ngắn hạn rằng phải học giỏi, đạt điểm cao, rèn luyện thêm các kỹ năng mềm này kia, tuy nhiên, khi đã lớn và trưởng thành hơn, thì mỗi người cần có mục tiêu tương lai rõ ràng, biết mình muốn gì, định hướng sự nghiệp tương lai ra sao, để tăng khả năng đạt được những thành tựu, thành công trong tương lai.

>> Cách chia nhỏ mục tiêu để tăng khả năng hoàn thành

22 tuổi là đã lớn chưa, trưởng thành chưa?

Sau khi định nghĩa cụ thể rằng như thế nào là trưởng thành, thì chắc hẳn bạn cũng hiểu rằng nó không liên quan quá nhiều tới độ tuổi, mà quan trọng là bản thân mỗi người đã/đang làm gì để hoàn thiện bản thân, để trưởng thành hơn trong tư duy, lời nói, hành động, biết tự chịu trách nhiệm và có mục tiêu, định hướng rõ ràng cho tương lai. Chuyện đủ 22 tuổi, tốt nghiệp ra trường để đi làm kiếm tiền nó chỉ là một yếu tố cần có để trưởng thành, chứ không phải điều quyết định tất cả. Giả sử bạn đã 22 tuổi, đã đi làm kiếm tiền rồi, nhưng tư duy, lời nói và hành động vẫn còn chưa đủ trưởng thành, thì chưa thể gọi là người trưởng thành. Hoặc dù đã 22 tuổi nhưng vẫn còn mơ hồ, mông lung về tương lai, chưa có mục tiêu hay định hướng gì rõ ràng, mà cứ thả trôi cho mọi thứ tới đâu thì tới, thì cũng chưa thể gọi là đã lớn, đã trưởng thành được.

Vì thế, các bạn sinh viên đại học nếu mong muốn rằng bản thân của mình sẽ đủ lớn, đủ trưởng thành khi 22 tuổi, khi ra trường đi làm để đạt được tiêu chí về kiếm tiền, tự chủ tài chính, thì ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em cũng nên quan tâm hơn tới việc trau dồi để hoàn thiện trước các yếu tố khác, về tư duy, lời nói, hành động, định hướng tương lai, học cách sống tự lập,… Hoặc những bạn nào đang ở độ tuổi 22 rồi, đi làm kiếm tiền rồi, thì hãy check thêm các yếu tố còn lại xem mình đã đáp ứng đủ chưa, nếu còn thiếu sót nào thì hãy nhanh chóng hoàn thiện để bản thân sớm trở thành người lớn, người trưởng thành. Tóm lại, trưởng thành là một quá trình không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân trên nhiều yếu tố, nhiều khía cạnh, chứ không đơn giản chỉ là một cột mốc, rằng ai đủ 22 tuổi, hay đủ bao nhiêu tuổi thì sẽ trưởng thành.

Bài viết này đã giải đáp băn khoăn rằng 22 tuổi là đã lớn chưa, trưởng thành chưa? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Tuổi tác có quyết định khả năng thăng tiến không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích