Có bao giờ các em tự hỏi rằng vì sao mình cũng lắng nghe giảng, cũng cố gắng ôn bài, làm bài tập, nhưng lại chưa đạt được kết quả học tập như mong đợi? Nếu tâm lý không vững, thì điều đó cũng có thể khiến các em bị hoang mang, tự ti về năng lực bản thân, cho rằng mình dở, kém thông minh, đâm ra cực kỳ stress, đau đầu. Đừng để viễn cảnh đó xảy ra với mình, dưới đây là 5 nguyên tắc vàng giúp sinh viên nâng cao kết quả học tập mà các em có thể tham khảo:
>> Sinh viên đại học cố gắng đạt điểm cao để làm gì?
1. Đặt mục tiêu cụ thể để nâng cao kết quả học tập
Lý do chính khiến sinh viên cảm thấy mình khá chăm chỉ, học ngày học đêm, nhưng vẫn chưa đạt kết quả học tập như mong đợi là vì mình chưa đặt mục tiêu cụ thể. Tức là các em không biết mình cần học để làm gì, cần nắm vững các kiến thức nào, mong muốn sẽ đạt mục tiêu điểm trung bình bao nhiêu… dẫn tới việc cứ lao vào học một cách lan man, mơ hồ, thụ động. Nếu điều này cứ tiếp diễn thì khả năng cao rằng học lực của các em chỉ ở mức trung bình khá, chứ chưa thể chạm đến mức điểm giỏi. Chính vì thế, để nâng cao kết quả học tập, thì sinh viên hãy ghi nhớ nguyên tắc vàng đầu tiên này, đó là phải đặt mục tiêu cụ thể, lấy nó làm kim chỉ nam để mình cố gắng phấn đấu, nỗ lực học tập mỗi ngày.
Tất nhiên, mục tiêu này phải phù hợp với khả năng của mình, sao cho mình cố gắng vẫn có thể đạt được, tránh việc đặt mục tiêu quá sức, thiếu thực tế, vì như thế sẽ khiến các em dễ bị nản, bị stress và khó lòng học tốt.
2. Đảm bảo mình hiểu bài ngay sau mỗi buổi học
Nguyên tắc vàng tiếp theo mà sinh viên cần lưu ý chính là hãy đảm bảo mình hiểu bài sau mỗi buổi học. Tức là các em phải tập trung nghe giảng, tiếp thu những dẫn chứng, ví dụ thực tiễn trong bài giảng của thầy cô, chúng sẽ giúp mình dễ hiểu bài và nắm vững kiến thức hơn. Hoặc nếu có chỗ nào chưa rõ, chưa hiểu, thì hãy mạnh dạn hỏi lại giảng viên hoặc các bạn giỏi trong lớp, để đảm bảo học xong buổi nào thì mình hiểu bài buổi đó, tránh để tồn đọng những kiến thức chưa hiểu, vì chúng sẽ khiến các em khó tiếp thu các buổi học tiếp theo. Ngoài ra, để dễ dàng hiểu bài và nắm vững kiến thức hơn, thì sinh viên có thể chủ động đọc trước tài liệu, giáo trình, để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất trước mỗi buổi học.
>> Hết giờ học đứng lên đi về ngay thì làm sao học tốt?
3. Học đi đôi với hành để nâng cao kết quả học tập
Kiến thức lý thuyết ở đại học thường sẽ rất phức tạp và mang tính khô khan, nếu không thực hành, ứng dụng vào các ví dụ thực tiễn thì sinh viên sẽ khó lòng thẩm thấu được các kiến thức ấy. Chính vì thế, các em hãy ghi nhớ nguyên tắc vàng rằng “học đi đôi với hành”, luôn chủ động thực hành, ứng dụng kiến thức, chăm chỉ làm bài tập, giải đề sau mỗi buổi học, để đảm bảo rằng mình có thể hiểu rõ, hiểu sâu, ghi nhớ lâu kiến thức. Tất nhiên, điều này cũng sẽ giúp sinh viên nâng cao kết quả học tập, duy trì phong độ học tập ổn định và đạt được điểm số tốt như mong đợi.
4. Tập trung cao độ, tránh xao nhãng trong giờ học
Một trong những nguyên nhân chính khiến sinh viên cực kỳ chăm chỉ, thậm chí học ngày học đêm mà vẫn chưa giỏi là vì các em thiếu tập trung, thường xuyên bị xao nhãng trong giờ học, kể cả giờ học trên lớp lẫn giờ tự học thêm ở nhà. Tự nhiên vừa ngồi học vừa bấm điện thoại, lướt mạng xã hội, học được một tí lại chơi game, check tin nhắn, làm việc riêng, tám chuyện,… như thế thì làm sao học tốt được. Chính vì thế, sinh viên hãy ghi nhớ nguyên tắc vàng này, đảm bảo mình luôn tập trung cao độ trong giờ học, nghiêm túc tuân thủ giờ nào việc nấy, học ra học, chơi ra chơi, chứ đừng để xảy ra trường hợp đang ngồi học mà lại bị việc này việc kia khiến mình bị xao nhãng, khó lòng tiếp thu kiến thức.
5. Chăm chỉ, tự giác, chủ động học tập
Nguyên tắc vàng cuối cùng giúp sinh viên nâng cao kết quả học tập chính là hãy luôn chăm chỉ, tự giác, chủ động trong việc học. Đây hầu như là điều mà sinh viên nào cũng biết rõ, nhưng không phải ai cũng làm được. Điều quan trọng vẫn nằm ở sự tự giác của mỗi người. Nếu các em không cố gắng học tập, lười nhác, chán ghét học tập, đi học vì bị bắt ép thì sẽ chẳng thể nào học tốt được. Hoặc nếu các em học sương sương, học chơi chơi, ai kêu gì thì học đó, thiếu tính chủ động, thì học lực cũng sẽ chỉ ở mức tàn tàn, chưa nổi trội hơn được. Tất nhiên, sự chăm chỉ, tự giác, chủ động nó nằm ở trong nhận thức của mỗi người, hãy đảm bảo rằng mình hiểu rõ tầm quan trọng của việc học, hiểu rằng việc nắm vững kiến thức chuyên ngành sẽ cực kỳ quan trọng khi đi làm sau này, thì khi đó các em mới có đủ động lực và quyết tâm để nghiêm khắc với bản thân và nâng cao kết quả học tập của mình. Chúc các em học tốt!
>> Cách nạp năng lượng tích cực để học tốt hơn
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.