Home Công việc Có Nên Từ Chối Trả Lời Khi Nhà Tuyển Dụng Hỏi Về Công Ty Cũ?

Có Nên Từ Chối Trả Lời Khi Nhà Tuyển Dụng Hỏi Về Công Ty Cũ?

by Hoàng Khôi Phạm
Có Nên Từ Chối Trả Lời Khi Nhà Tuyển Dụng Hỏi Về Công Ty Cũ?

Nếu sinh viên mới ra trường hoàn toàn vô tư vô lo, không sợ bị hỏi về công ty cũ khi đi phỏng vấn, thì những người đã đi làm lâu năm, có nhiều kinh nghiệm làm việc lại mang trong mình một tâm lý khác, vừa phải đối mặt với những câu hỏi phỏng vấn hóc búa về chuyên môn, kiểm tra kinh nghiệm làm việc, vừa sợ tự dưng lại bị nhà tuyển dụng hỏi về công ty cũ. Vậy ứng viên có nên từ chối khi nhà tuyển dụng hỏi về công ty cũ không?

>> Phỏng vấn xin việc xong bao lâu sẽ có kết quả?

Vì sao ứng viên ngại nhắc tới công ty cũ?

Trước khi giải đáp rằng có nên từ chối trả lời khi nhà tuyển dụng hỏi về công ty cũ không, thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem vì sao ứng viên ngại nhắc tới công ty cũ? Mỗi người sẽ có góc nhìn riêng, quan điểm riêng và tình huống riêng, thậm chí có những nguyên nhân liên quan tới chuyện cá nhân, nên mỗi người sẽ có những lý do khác nhau trong vấn đề ngại nhắc tới công ty cũ, nhưng thường sẽ xoay quanh một số điều sau.

Đầu tiên và phổ biến nhất chính là trường hợp đôi bên đã có xích mích, mâu thuẫn, xung đột lợi ích, dẫn tới chuyện bạn nghỉ việc trong tình huống cơm không lành, canh không ngọt, dứt áo ra đi không một lời từ biệt, mãi mãi không muốn gặp lại, không nhắc tới nhau, và đây sẽ là một tình huống cực kỳ tồi tệ, nếu lỡ được nhà tuyển dụng hỏi về công ty cũ, nhất là lý do vì sao nghỉ việc, thì bạn sẽ khó lòng chia sẻ, tiến thoái lưỡng nan, nói ra không được, mà im lặng cũng không xong. Song song đó, cũng có một số ứng viên ngại nhắc lại chuyện cũ, vì cho rằng sợ khi vô tư chia sẻ, lỡ nói trúng điều gì đó khiến nhà tuyển dụng phật lòng, thì họ sẽ đánh giá không tốt về mình. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp đang yên đang lành, không hề mâu thuẫn, mà bạn nghỉ việc đột ngột vì có công việc mới ngon hơn, lương cao hơn, nếu ngang nhiên nói ra điều này thì ai mà dám tuyển bạn vào, lỡ đang làm việc mà bạn nghỉ ngang, bỏ dở công việc thì sao?

Cảm giác xịt keo khi nhà tuyển dụng hỏi về công ty cũ

Mặc dù cực kỳ e ngại khi bị hỏi về công ty cũ, nhưng có một sự thật là bạn sẽ khó lòng trốn tránh được những câu hỏi phỏng vấn xoay quanh vấn đề này. Thông thường, xác suất bị nhà tuyển dụng hỏi về công ty cũ, về lý do nghỉ việc ở các chỗ làm trước, thường chiếm tới tận 60%, tức là cứ 10 lần đi phỏng vấn, thì bạn sẽ bị hỏi tới tận 6 lần, hoặc nếu xui rủi thì bạn có thể bị hỏi trúng nhiều hơn. Có thể bạn đã lường trước sự việc, đã chuẩn bị sẵn tinh thần, tâm lý cho trường hợp nhà tuyển dụng nhắc tới công ty cũ, nhưng thật sự bạn sẽ khó lòng tránh khỏi cảm giác bị xịt keo, cứng đơ, không biết nên mở miệng ra trả lời như thế nào cho khéo, mà vẫn đảm bảo sự trung thực, không gian dối hay né tránh.

Tuy nhiên, cũng có một số người quan niệm rằng đi phỏng vấn chủ yếu để nhà tuyển dụng tìm hiểu năng lực, đánh giá khả năng làm việc, đóng góp giá trị cho công ty ở vị trí ứng tuyển, chứ không phải là lúc để hỏi lại chuyện cũ, tò mò về công ty cũ, nên ứng viên có quyền từ chối trả lời, chẳng việc gì phải sợ, liệu quan điểm ấy có chính xác không, ứng viên có nên từ chối trả lời khi nhà tuyển dụng hỏi về công ty cũ không?

>> Nghỉ làm mà không bàn giao công việc thì có sao không?

Có nên từ chối trả lời khi nhà tuyển dụng hỏi về công ty cũ?

Để giải đáp băn khoăn này, thì đầu tiên bạn cần phải hiểu rằng vì sao nhà tuyển dụng lại hỏi về công ty cũ, về lý do nghỉ việc ở các chỗ làm trước đây của ứng viên? Là vì nhà tuyển dụng tò mò muốn biết, hay vì những nguyên nhân sâu xa nào khác? Rất tiếc, nhà tuyển dụng không hề tò mò, mà họ hỏi để biết được sự nghiêm túc trong quá trình làm việc, tinh thần trách nhiệm với công việc và cách bạn xử lý những mâu thuẫn, bất đồng (nếu có) ở công ty cũ, và liệu bạn có giữ được mối quan hệ tốt đẹp với công ty cũ hay không, từ đó, họ có thể tạm suy ra rằng bạn sẽ hành xử và làm việc một cách tương tự khi được nhận vào công ty làm việc, tức là nhà tuyển dụng có mục đích rõ ràng, chứ không phải hỏi vì tò mò, tọc mạch, vì thế, bạn không nên từ chối trả lời khi được hỏi về công ty cũ.

Còn nếu bạn vẫn kiên quyết từ chối, không trả lời, thì nhà tuyển dụng vừa không khai thác được thông tin, vừa có sự hoài nghi rằng bạn và công ty cũ đang có xích mích nghiêm trọng, nếu vào làm việc nhiều khi lại xảy ra xích mích lớn trong tương lai, đồng thời, họ cũng có thể đánh giá rằng bạn thiếu sự tôn trọng với nhà tuyển dụng, thiếu nghiêm túc khi ứng tuyển, vì được nhà tuyển dụng hỏi một cách thiện chí nhưng lại không chịu trả lời.

Cách trả lời khéo léo về công ty cũ khi phỏng vấn

Từ chối trả lời khi được nhà tuyển dụng hỏi về công ty cũ không phải là một giải pháp hay, và điều đó cũng kéo theo nhiều hệ luỵ tiêu cực như chúng ta đã làm rõ ở phần trước. Vậy khi rơi vào trường hợp ấy, đứng trước câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng đặt ra về công ty cũ, thì bạn nên trả lời theo cách nào cho khéo léo?

Thật ra, sẽ có rất nhiều dạng câu hỏi khác nhau về công ty cũ, nhưng phổ biến nhất sẽ là vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ, chúng ta sẽ thử tìm hướng trả lời cho câu hỏi phỏng vấn này nhé! Mỗi người sẽ có những lý do riêng, thậm chí có người còn nghỉ việc sau một trận cãi vã nghiêm trọng, đùng đùng nộp đơn xin nghỉ ngay lập tức, có khi còn không chịu bàn giao công việc cho đàng hoàng mà đã nghỉ ngang luôn. Tất nhiên, bạn không nên trả lời các nguyên nhân tiêu cực, chẳng hạn như do mâu thuẫn, xích mích cá nhân, đồng thời, bạn cũng không được gian dối, trả lời sai sự thật.

Để trả lời nguyên nhân nghỉ việc ở công ty cũ một cách khéo léo, thì bạn hãy tự nhìn lại xem, ngoài chuyện xích mích, thì còn có thêm các lý do nào khác khiến bạn có ý định nghỉ việc, tìm kiếm một công việc mới không, rồi trả lời bằng chính các lý do ấy là được, vừa đúng sự thật, vừa không quá tiêu cực. Đồng thời, sau khi đã thuận lợi vượt qua chuyện này, thì bạn cũng cần rút kinh nghiệm sâu sắc trong các công việc tiếp theo, hạn chế tối đa trường hợp xích mích, mâu thuẫn khiến mình nghỉ việc theo kiểu dứt áo ra đi như thế nữa, vì thật sự đó là một cách nghỉ việc không hay, không tích cực.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng có nên từ chối trả lời khi nhà tuyển dụng hỏi về công ty cũ khi phỏng vấn không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> 7 lý do nghỉ việc phổ biến nhất hiện nay

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích