Khi đi làm, công việc sẽ rất thuận lợi nếu như đồng nghiệp xung quanh vui vẻ và luôn sẵn sàng phối hợp với bạn trong công việc. Lúc đó, bạn sẽ cực kỳ thoải mái và phấn khởi mỗi khi đến công ty và được gặp những người đồng nghiệp nhiệt tình ấy. Thế nhưng cũng sẽ có những lúc bạn cảm thấy có gì đó sai sai, hình như là người ta đang gây khó dễ, cố tình không hợp tác, thậm chí là cảm thấy mình bị chèn ép trong công việc. Khi đó, bạn nên xử lý như thế nào?
>> Phải làm sao khi sếp nóng tính, gắt gỏng với nhân viên?
Chèn ép đồng nghiệp là vi phạm nội quy công ty
Bất kỳ công ty nào cũng có nội quy, tức là những quy định khi làm việc rằng nhân viên có thể làm gì, nên làm gì và không được phép làm gì trong công ty, nhằm đảm bảo mọi người sẽ tập trung làm việc, phối hợp ăn ý với nhau và giúp tối ưu kết quả công việc. Trong nội quy công ty thường sẽ xuất hiện những quy định rằng toàn bộ nhân viên phải phối hợp với nhau, sẵn sàng hỗ trợ nhau trong công việc. Đồng thời, chắc chắn sẽ ngăn cấm hành động chia bè kết phái, lạm dụng quyền lực, chèn ép đồng nghiệp trong công việc.
Chính vì thế, nếu có bất kỳ đồng nghiệp nào cố tình chèn ép bạn trong công việc, thì bạn có thể báo cáo với cấp trên để kịp thời xử lý. Tất nhiên đó không phải là lời nói suông, càng không phải là cảm tính, tức là bạn cảm thấy mình bị chèn ép. Bạn cần phải có bằng chứng xác thực để thuyết phục công ty rằng mình thật sự đang bị chèn ép trong công việc.
>> Không đồng tình với nội quy công ty thì phải làm sao?
Vì sao bạn nghĩ là mình bị chèn ép trong công việc?
Vì sao bạn nghĩ là mình bị chèn ép trong công việc? Hãy nhớ lại những tình huống nào trong quá khứ mà bạn cảm thấy rằng mình đang bị đồng nghiệp, hoặc thậm chí là cấp trên chèn ép. Sau đó, bạn cần nhìn nhận kỹ xem tình huống đó có thật sự là mình bị chèn ép không, đối phương có cố tình không, hay chỉ là một chuyện tình cờ? Nếu đó thật sự là tình huống bị chèn ép trong công việc, thì động cơ của họ là gì, vì ganh ghét cá nhân hay là vì muốn “dìm hàng” bạn trong công việc. Đồng thời, hành vi chèn ép đó mang lại những hậu quả gì cho bạn, ảnh hưởng tới kết quả công việc của bạn ra sao.
Nếu bạn trả lời được rõ tất cả câu hỏi này, thì đích thị là bạn đang bị chèn ép trong công việc, môi trường làm việc của công ty đang tồn tại những đồng nghiệp “toxic”. Tất nhiên, lúc này bạn cần phải hành động, chứ không thể im lặng bỏ qua, không thể để cho những người đó tiếp tục tự tung tự tác trong tương lai. Vậy phải làm sao khi bị chèn ép trong công việc?
>> 5 kiểu người cực kỳ đáng sợ trong công sở
Phải làm sao khi bị chèn ép trong công việc?
Khi xác định rõ là mình thật sự bị chèn ép trong công việc, không bắt buộc bạn phải đích thân đi làm rõ mọi chuyện với đối phương, nhưng nếu được thì bạn nên làm điều đó trước khi đi thông báo lên công ty. Hãy sắp xếp một cuộc trao đổi, nói chuyện trực tiếp với người chèn ép bạn, tìm hiểu rõ lý do vì sao họ làm vậy, liệu có hiểu lầm nào giữa đôi bên không. Sau cuộc trao đổi ấy, nếu đôi bên thống nhất được quan điểm, cùng đồng ý sẽ bỏ qua chuyện này và không để xảy ra hành vi chèn ép nào trong tương lai nữa, thì mọi chuyện có thể kết thúc.
Tuy nhiên, nếu đối phương vẫn ngoan cố, không hợp tác, thì bắt buộc bạn phải báo cáo sự việc lên cấp trên, vì chèn ép đồng nghiệp là hành vi trái với đạo đức và vi phạm nội quy công ty. Khi báo cáo sự việc, bạn cần tường thuật càng chi tiết càng tốt. Để tăng tính xác thực, bạn cần đính kèm theo những bằng chứng như là đoạn ghi âm, ghi hình, tin nhắn… để chứng minh rằng mình thật sự bị chèn ép trong công việc. Nếu trong công ty có những đồng nghiệp sẵn sàng đứng lên để làm nhân chứng cho bạn thì càng tốt. Sau đó, mọi chuyện sẽ do công ty xử lý, bạn không cần quá bận tâm nữa, tất nhiên rằng công ty sẽ xử lý dứt điểm và không để đối phương uy hiếp bạn trong tương lai đâu.
>> 5 cách teamwork tệ nhất mà tôi từng biết
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.