Khi nhắc tới ban cán sự lớp ở đại học, chúng ta sẽ thường ngay lập tức nhắc tới lớp trưởng, vì đây vừa là một chức vụ lớn, có nhiều nhiệm vụ quan trọng, vừa là một chức vụ quá quen thuộc ngay từ khi học cấp 1, cấp 2, cấp 3. Nhưng liệu các chức năng của lớp trưởng ở đại học có tương tự như hồi phổ thông không? Đó là điều được đông đảo tân sin viên thắc mắc. Hãy cùng Tự Tin Vào Đời điểm qua 5 nhiệm vụ của lớp trưởng trong ban cán sự ở đại học nhé:
>> Các chức vụ trong ban cán sự lớp ở đại học
1. Lớp trưởng có nhiệm vụ gắn kết tập thể lớp
Nhiệm vụ đầu tiên và cũng cực kỳ hiển nhiên của lớp trưởng, đó chính là gắn kết tập thể lớp, giúp mọi người đoàn kết, phối hợp với nhau ăn ý trong học tập, tránh để phát sinh bất đồng, xích mích, chia rẽ nội bộ. Hoặc khi lỡ có mâu thuẫn giữa các thành viên trong lớp, thì lớp trưởng cũng sẽ chủ động phối hợp với thầy cô và các thành viên ban cán sự để hoà giải, xử lý, tránh để mâu thuẫn dâng cao gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Để làm được điều này thì tất nhiên lớp trưởng cũng cần có kỹ năng lãnh đạo tốt, giao tiếp tốt, quyết đoán, linh hoạt xử lý các tình huống phát sinh, và điều này đòi hỏi các em phải nỗ lực trau dồi, sao cho cả tập thể lớp công nhận điều ấy, thì mới có tâm lý “phục” trước một người lớp trưởng thật sự có năng lực, biết cách quản lý, quyết đoán, công tư phân minh.
2. Lớp trưởng là cầu nối giữa trường và sinh viên
Lớp trưởng cần phải là người cực kỳ khéo léo trong giao tiếp, để làm cầu nối truyền thông tin giữa trường và sinh viên. Nếu muốn làm tốt nhiệm vụ này, thì lớp trưởng cũng cần phải có kỹ năng lắng nghe tốt, nghe các thông báo của phía nhà trường, hiểu đúng, hiểu rõ, rồi truyền đạt lại một cách chính xác cho tập thể lớp. Ở chiều ngược lại, khi nhận được các thông báo của trường, nếu các bạn sinh viên trong lớp có chỗ nào chưa rõ, hỏi lại, lớp trưởng cũng phải biết cách giải đáp sao cho dễ hình dung, dễ hiểu. Đồng thời, nếu các bạn trong lớp có những đóng góp, kiến nghị, muốn đưa lên cho nhà trường, thì lớp trưởng cũng chính là cầu nối để truyền thông tin, thay lời muốn nói của sinh viên với các thầy cô.
>> Sinh viên có nên làm ban cán sự lớp ở đại học không?
3. Lớp trưởng điều hành các hoạt động, làm gương cho các bạn
Lớp trưởng là người đứng đầu, là đại diện của tập thể lớp đại học, vì thế, lớp trưởng sẽ có nhiệm vụ điều hành các hoạt động, ở vai trò người leader, định hướng và cùng phối hợp với ban cán sự lớp để ra các quyết định quan trọng, dưới sự đồng thuận cao của cả lớp. Đồng thời, ở vai trò người đứng đầu, thì lớp trưởng cũng cần phải làm gương cho các bạn, cần nghiêm túc tuân thủ kỷ luật, nội quy nhà trường, đi học đầy đủ, đúng giờ, cố gắng tập trung học, duy trì kết quả học tập tốt, vì hầu như sinh viên ai cũng ngầm hiểu rằng lớp trưởng là tấm gương sáng, mình cần phải noi theo. Chính vì thế, lớp trưởng cần phải đặc biệt nghiêm tức trong học tập, cẩn trọng trong từng suy nghĩ, lời nói, hành động của mình, tránh để các bạn trong lớp thấy mình làm điều không đúng, sai trái, hoặc có hành vi trái với quy định trường.
4. Lớp trưởng hỗ trợ cả lớp trong học tập và phong trào
Trong học tập, lớp trưởng sẽ cùng với lớp phó học tập có nhiệm vụ hỗ trợ cả lớp trong học tập, tức là khi sinh viên có những thắc mắc liên quan tới môn học, cách tính điểm, cấu trúc bài kiểm tra, lịch thi, lịch ôn tập, nộp bài tiểu luận, thực hành, thuyết trình nhóm,… thì lớp trưởng sẽ là người giải đáp, và hỗ trợ các bạn trong lớp xử lý các vấn đề phát sinh trong học tập trong khả năng của mình. Song song đó, ở trường đại học thường sẽ có rất nhiều hoạt động phong trào, cuộc thi được tổ chức đều đặn hàng tuần, do Đoàn, Hội, hoặc các CLB/Đội/Nhóm trong trường tổ chức, nếu sinh viên có những thắc mắc, trở ngại trong việc tham gia các phong trào, hoạt động ấy, thì lớp trưởng sẽ là người hỗ trợ.
>> Trước khi ra trường, sinh viên cần tích luỹ những vốn liếng nào?
5. Lớp trưởng hỗ trợ giảng viên điểm danh, quản lý sĩ số
Song song với các nhiệm vụ nghe có phần hoành tráng ở trên, thì vẫn còn một nhiệm vụ thường gặp khác của lớp trưởng, đó chính là hỗ trợ giảng viên điểm danh, quản lý sĩ số. Tuỳ theo từng giảng viên sẽ có cách điểm danh khác nhau, có người tự làm, có người giao lại cho lớp trưởng hỗ trợ. Vậy nếu giảng viên yêu cầu hỗ trợ điểm danh, quản lý sĩ số, thì lớp trưởng sẽ đại diện đảm nhiệm, ngược lại, nếu giảng viên không yêu cầu thì thôi. Khi làm thêm nhiệm vụ này, tất nhiên, lớp trưởng sẽ khá mệt, vì vừa phải lo học như các bạn khác, vừa phải kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ trong cương vị lớp trưởng, tuy nhiên, các em cũng sẽ được bù đắp lại, chẳng hạn như một số giảng viên sẽ cho lớp trưởng điểm cộng, hoặc khi tính điểm rèn luyện trong mỗi học kỳ, thì lớp trưởng cũng sẽ được cộng điểm rèn luyện.
Bài viết này đã giúp sinh viên hiểu rõ 5 nhiệm vụ thường gặp của lớp trưởng trong ban cán sự ở đại học. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Điểm rèn luyện và những điều sinh viên chưa chắc đã biết
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.