Đi làm thêm là cơ hội để sinh viên học hỏi và tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm làm việc quý báu, đồng thời, các em cũng sẽ có được một khoản thu nhập nhỏ để trang trải phần nào chi tiêu mỗi tháng. Mặc dù tiền lương sinh viên đi làm thêm thường sẽ không quá nhiều, nhưng đó là tiền mồi hôi công sức, do mình bỏ công, bỏ thời gian để đi làm, nên các em sẽ rất trân quý. Chăm chỉ làm việc suốt cả tháng trời, đến khi nhận lương đi làm thêm thì lại thấy thiếu thiếu, thấy có gì đó sai sai, khi hỏi lại thì mới biết là mình bị trừ thuế thu nhập cá nhân. Liệu điều đó có hợp tình hợp lý không? Sinh viên đi làm thêm có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
>> Nhân viên thử việc bị trừ 10% thuế TNCN – đúng hay sai? Vì sao?
Thuế TNCN là gì – vì sao phải đóng?
Sinh viên đi làm thêm thường sẽ chưa tìm hiểu kỹ về thuế TNCN, thậm chí nhiều bạn còn không biết tới sự tồn tại của nó, đến khi được thông báo là tiền lương tháng của mình bị trừ thuế thì mới lật đật tìm hiểu. Để tránh việc bị hụt hẫng khi cuối tháng lãnh được mức lương ít hơn mong muốn, thì các em cần phải tìm hiểu trước xem thuế TNCN là gì, vì sao phải đóng, từ đó, mình sẽ chuẩn bị tinh thần trước nếu lỡ mình rơi vào trường hợp cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập cá nhân là tiền thuế trích từ thu nhập hàng tháng mà từng cá nhân phải nộp cho cơ quan thuế, thông thường, người sử dụng lao động sẽ trừ vào tiền lương và nộp thuế TNCN thay cho người lao động. Đây là quy định bắt buộc của nhà nước và bắt buộc bạn phải thuân thủ nghĩa vụ đóng thuế TNCN nếu mức thu nhập hàng tháng của mình thuộc đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Thậm chí, nhiều trường hợp sinh viên đi làm thêm part time với mức lương ít ỏi cũng phải chịu thuế TNCN. Điều này khiến các em hoang mang và khó hiểu, vì mình chỉ là sinh viên đi làm thêm, lương đi làm thêm cũng đâu có cao. Vậy liệu sinh viên đi làm thêm có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Sinh viên đi làm thêm có phải đóng thuế TNCN không?
“Sinh viên đi làm thêm có phải đóng thuế TNCN không” là băn khoăn của nhiều sinh viên, nhất là khi các em còn đang bận tâm việc học, chưa cọ xát nhiều với cuộc sống và cũng chưa có cơ hội để tìm hiểu nhiều về thuế thu nhập cá nhân. Thật ra, việc sinh viên đi làm thêm có phải đóng thuế TNCN không, sẽ phụ thuộc vào nhiều trường hợp. Đa số trường hợp sẽ không cần đóng thuế, nhưng cũng có cá biệt một số trường hợp sinh viên đi làm thêm bị trừ thuế TNCN vào lương tháng.
Thông thường, sinh viên đi làm thêm sẽ không cần đóng thuế thu nhập cá nhân nếu như mình chỉ thoả thuận miệng chứ không ký kết hợp đồng lao động. Đây là trường hợp phổ biến nếu các em đi làm thêm part time ở các vị trí nhân viên phục vụ quán nước, quán cafe, quán ăn nhỏ lẻ. Tức là mình đi làm bao nhiêu tiếng, thì lấy số đó nhân với mức lương mỗi giờ làm việc, sẽ ra ngay mức lương thực nhận vào cuối tháng, mà không bị trừ thuế TNCN. Còn trong trường hợp có ký kết hợp đồng lao động thì sinh viên vẫn không cần đóng thuế thu nhập cá nhân khi:
- Hợp đồng lao động thời hạn dưới 3 tháng và mức lương sinh viên đi làm thêm mỗi tháng chưa đến 2 triệu;
- Hợp đồng lao động thời hạn từ 3 tháng trở lên và mức thu nhập mỗi tháng chưa đến mức phải chịu thuế, cụ thể hơn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.
>> 6 việc làm thêm sinh viên part time lương cao năm 2023
Đi làm thêm lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Không ký hợp đồng thì thôi, chứ nếu có thì sẽ rất ít trường hợp sinh viên đi làm thêm ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, chính vì thế, trong phần này, chúng ta sẽ xét trường hợp ký hợp đồng lao động thời hạn từ 3 tháng trở lên, xem mức lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Để làm rõ điều này, sinh viên cần nắm được cách tính thu nhập chịu thuế.
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – 11 triệu – các khoản giảm trừ (nếu có)
Các khoản giảm trừ thường sẽ là giảm trừ gia cảnh, khi các em có người thân đã ngoài độ tuổi lao động, không có khả năng lao động và đã đăng ký người phụ thuộc với cơ quan thuế. Lúc này, với mỗi người phụ thuộc, mình sẽ được trừ đi thêm 4,4 triệu. Chẳng hạn như tổng thu nhập hàng tháng là 20 triệu, và có 1 người phụ thuộc, thì thu nhập chịu thuế là 20 – 11 – 4,4 = 4,6 triệu, tức là khoản tiền đó sẽ được dùng để tính thuế thu nhập cá nhân, phần còn lại thì sẽ không bị tính thuế. Tuy nhiên, đa số sinh viên đi làm thêm thường sẽ có mức lương dưới 11 triệu, nên cho dù không có bất kỳ người phụ thuộc nào, thì các em cũng chẳng cần phải đóng thuế vì lương mình chưa đủ cao. Còn nếu bạn nào có công việc làm thêm kiếm được quá nhiều tiền, tính thu nhập chịu thuế ra số dương, thì phần tiền tính được sẽ phải chịu thuế TNCN. Khi đó, các em có thể tham khảo cách tính thuế thu nhập cá nhân cụ thể tại đây.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng đi làm thêm có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không, mức lương bao nhiêu thì phải đóng thuế? Hy vọng rằng thông tin này sẽ hữu ích với các em!
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.