1 Tín Chỉ Có Bao Nhiêu Tiết, Bao Nhiêu Buổi Học?

Tân sinh viên khi mới lên đại học sẽ có nhiều điều lăn tăn, bỡ ngỡ, nhất là khi phải tiếp xúc với các khái niệm mới, chẳng hạn như tín chỉ. Sau khi hiểu rằng tín chỉ là gì, thì nhiều sinh viên cũng tiếp tục thắc mắc rằng 1 tín chỉ có bao nhiêu tiết, tương ứng với mấy buổi học? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

1 tín chỉ có bao nhiêu tiết?

1 tín chỉ có bao nhiêu tiết có thể khác nhau theo quy định của từng trường, nhưng thường sẽ được tính như sau:

  • 1 tín chỉ bao gồm 15 tiết học lý thuyết, hoặc 30-45 tiết học thực hành, thí nghiệm;
  • Thời lượng mỗi tiết học khoảng 45-50 phút.

Tức là với các môn chỉ học lý thuyết thôi, thì mỗi tín chỉ sẽ tương ứng với 15 tiết, môn 2 tín chỉ sẽ học 30 tiết, môn 3 tín chỉ sinh viên sẽ học tổng cộng 45 tiết. Đa số các môn ở đại học sẽ đúng với cách tính này, vì hầu hết các môn sẽ thiên về các buổi học lý thuyết. Vậy còn tổng số buổi học thì sao, 1 tín chỉ sẽ tương ứng với bao nhiêu buổi học?

>> Tín chỉ tối thiểu mỗi kỳ & quy định rút học phần

1 tín chỉ tương ứng bao nhiêu buổi học?

Sau khi nắm được rằng 1 tín chỉ sẽ bao gồm 15 tiết học lý thuyết, hoặc 30-45 tiết học thực hành, thí nghiệm, thì sinh viên chỉ cần chia thành 2 trường hợp tương tự để xác định rằng 1 tín chỉ tương ứng bao nhiêu buổi học:

  • Trường hợp 1 tín chỉ ứng với 15 tiết học lý thuyết, và mỗi buổi học 3 tiết, thì sẽ quy ra thành 5 buổi học; với trường hợp 1 buổi học luôn 5 tiết, thì sẽ tương ứng với 3 buổi học;
  • Trường hợp 1 tín chỉ ứng với 30 tiết học thực hành, thí nghiệm, mỗi buổi học 3 tiết, thì sinh viên cần học 10 buổi; với trường hợp 1 buổi học 5 tiết thực hành, thì sinh viên cần hoàn thành tổng cộng 6 buổi học.

Bên cạnh đó, cũng có trường hợp môn học vừa có buổi lý thuyết, vừa có buổi thực hành, thì tuỳ mỗi trường sẽ phân bổ tỷ lệ các tiết học/buổi học sao cho tương xứng với quy định thời lượng của 1 tín chỉ.

Bài viết này đã giúp tân sinh viên giải đáp băn khoăn rằng 1 tín chỉ ở đại học có bao nhiêu tiết, tương ứng với mấy buổi học? Lưu ý rằng cách tính trên chỉ bao gồm thời gian học trên lớp, các tiết học, buổi học trên trường, nhưng để hiểu bài, thuộc bài và vận dụng được kiến thức môn học, thì sinh viên cần dành thêm thời gian để ôn bài, làm bài tập về nhà mỗi ngày. Càng chăm chỉ và đầu tư nhiều thời gian cho việc học, thì các em sẽ càng vững kiến thức hơn, tự tin hơn khi xin việc sau này và mở rộng cơ hội thành công trong tương lai. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Sinh viên thiếu tín chỉ có đi thực tập được không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Cách Duy Trì Động Lực Học Tập Dài Hạn

Cách Thoát Cảm Giác Lạc Lõng Khi Mới Vào Đại Học

Cách Làm Tiểu Luận Điểm Cao Không Sao Chép Ý Tưởng