Tín Chỉ Tối Thiểu Mỗi Kỳ & Quy Định Rút Học Phần

Sau khi tìm hiểu tín chỉ là gì, đăng ký học phần như thế nào, thì nhiều bạn tân sinh viên cũng thắc mắc rằng, mỗi học kỳ cầ đăng ký tối thiểu bao nhiêu tín chỉ, nếu đăng ký xong rồi muốn rút học phần thì phải làm sao? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp những băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

Mỗi học kỳ đăng ký tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?

Chuyện mỗi học kỳ sinh viên cần đăng ký tối thiểu bao nhiêu tín chỉ sẽ phụ thuộc vào quy định của từng trường, đa số trường sẽ thống nhất rằng 1 học kỳ sinh viên cần đăng ký tối thiểu 12 hoặc 14 tín chỉ, không nên/không được đăng ký ít hơn. Tại vì đối với sinh viên theo chương trình học 4 năm, thì tổng cộng cần học khoảng tầm 120 tín chỉ, nếu lấy 120 này chia cho 4, thì mỗi năm các em phải đăng ký khoảng 30 tín chỉ, chia 2 nữa là ra mỗi học kỳ cần đăng ký khoảng tầm 15 tín chỉ. Nên theo đúng lộ trình như vậy thì sinh viên mới có thể tốt nghiệp ra trường đúng hạn.

Chính vì vậy, nếu sinh viên nào đăng ký ít hơn, chẳng hạn như là 12 hay 14, mặc dù con số đó nó vẫn trong số tối thiểu mà nhà trường quy định, nhưng mà lúc đó thì những học kỳ tiếp theo các em sẽ phải bù lại. Ví dụ học kỳ này sinh viên đăng ký có 14 tín chỉ thôi, thì học kỳ sau mình phải đăng ký lên 16 để cân đối lại, để mình học kịp tiến độ. Chính vì vậy, nếu sinh viên muốn chắc ăn nhất thì các em cứ chia đều ra, chẳng hạn tổng chương trình học của mình bao nhiêu tín chỉ, mình học bao nhiêu học kỳ, thì lấy số tín chỉ tổng đó chia cho số học kỳ, nó sẽ ra được trung bình mỗi học kỳ em nên đăng ký bao nhiêu tín chỉ, rồi mình đăng ký theo đúng con số đó thì nó sẽ đỡ mất công mình phải tính toán.

Tổng 131 tín chỉ thì mỗi kỳ đăng ký bao nhiêu tín?

Giả sử tổng chương trình học có 131 tín chỉ, và có 8 học kỳ, thì sinh viên cứ lấy 131 chia cho 8, nó sẽ ra khoảng tầm 17 tín cho mỗi kỳ, các em cứ đăng ký theo con số đó. Hoặc là nếu sinh viên muốn học nhẹ nhàng hơn xíu, thì có thể đăng ký khoảng tầm 15 tín cho mỗi kỳ chính, rồi tới học kỳ hè (học kỳ phụ trong dịp hè), mình sẽ đăng ký học bù các tín chỉ còn lại cũng được, thường thì học kỳ hè sẽ diễn ra vào khoảng tháng 6 tới tháng 9 hàng năm, những bạn sinh viên nào có nhu cầu học thì sẽ chủ động đăng ký tín chỉ.

Tức là thay vì chia đều mỗi kỳ học 17 tín, thì sinh viên trong ví dụ trên có thể học mỗi kỳ 15 tín, còn 3 học kỳ hè sẽ học 4 tín/kỳ hè, thì vẫn kịp tiến độ, vẫn tốt nghiệp ra trường đúng hạn. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực học tập cho các em, chẳng hạn như là bình thường mỗi học kỳ sinh viên học 17 tín chỉ, thì đương nhiên nó sẽ khó hơn, áp lực hơn, nhiều kiến thức hơn so với việc là mình học có 15 tín mỗi kỳ thôi đúng không?

>> 4 lưu ý để tránh bị trục trặc khi đăng ký học phần

Quy định về việc rút học phần đã đăng ký

Khi sinh viên đã đăng ký học phần, đăng ký tín chỉ, thì đó sẽ là thời gian biểu, lịch học cố định của các em. Vào học kỳ, mình chỉ cần đi học đúng theo lịch đã đăng ký. Tuy nhiên, có một số trường hợp sinh viên thay đổi ý định, muốn xin huỷ, rút học phần đã đăng ký, thì liệu có được không, và sẽ áp dụng theo quy định nào? Nếu sinh viên đã đăng ký tín chỉ, đã đóng học phí, nhưng muốn xin rút học phần, thì đây là điều có thể thực hiện, nhưng cần làm thủ tục càng sớm càng tốt, trước khi bắt đầu vào học kỳ. Theo quy định rút học phần, nếu đã vào học một số buổi rồi, dù sinh viên không đi học nhưng đã có tên trong danh sách lớp, thì sẽ khó rút học phần hơn so với trường hợp các em làm thủ tục từ trước khi bắt đầu học kỳ. Thậm chí một số trường hợp để gần tới lúc thi mới lật đật tìm hiểu quy định rút học phần, thì đã quá muộn màng, lúc đó chắc chắn phía nhà trường sẽ không hỗ trợ.

Liên quan tới vấn đề hoàn trả học phí đã đóng, điều này sẽ tuỳ vào quy định của từng trường đại học về các cột mốc thời gian mà sinh viên làm thủ tục rút học phần, có 1 điểm chung chính là nếu làm thủ tục càng sớm thì % học phí được hoàn lại càng nhiều. Chẳng hạn như khi chưa bắt đầu học kỳ, hoặc một số trường quy định cụ thể là 2 tuần trước khi bắt đầu học kỳ, nếu sinh viên làm thủ tục rút học phần theo đúng quy định, thì sẽ được hoàn lại 100% học phí đã đóng. Tuy nhiên, khi đã nhập học được 1-2 tuần hoặc 3 tuần, thì đa số các trường sẽ chỉ đồng ý hoàn lại 50% học phí thôi, và càng sát với ngày thi cuối kỳ thì cơ hội rút học phần sẽ càng thấp, đương nhiên lúc đó cũng sẽ không được hoàn lại học phí đã đóng. Cụ thể hơn về quy định rút học phần và % hoàn lại học phí, sinh viên hãy xem lại quy chế của trường mình đang học.

Sinh viên cần lưu ý rằng, nếu mình tự ý không đi học, và cũng không rút học phần, thì tới cuối kỳ sẽ bị 0 điểm, bị tính là rớt môn và sẽ ảnh hưởng không tốt tới xếp loại tốt nghiệp sau này. Vì thế, bất cứ khi nào có ý định rút học phần, không học 1 môn nào đó, thì các em đều cần phải làm thủ tục theo đúng quy định.

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Tâm Lý Tiêu Cực, Bế Tắc Chuyện Học Tập – HSSV Làm Sao Để Giải Toả?

Điểm Chuyên Cần Ảnh Hưởng Thế Nào Tới Điểm Tổng Kết?

Cách Xây Dựng Mối Quan Hệ Với Thầy Cô Giảng Viên