Đi làm trái ngành là điều khá phổ biến hiện nay, bất kỳ công ty nào cũng có nhân viên đi làm không đúng với chuyên ngành mà lúc trước họ theo học. Hiện tại, họ vẫn đi làm vui vẻ và hoàn thành tốt công việc, nhưng trong quá khứ, họ đã phải chịu không ít áp lực, đối diện với không ít thử thách khi đi làm trái ngành. Chính vì thế, nếu đang có ý định sẽ làm việc trái ngành, thì bạn cần chuẩn bị trước tâm lý. Dưới đây là 3 áp lực mà bạn phải vượt qua khi đi làm trái ngành:
>> Sinh viên ra trường có nên đi làm trái ngành không?
1. Áp lực kiến thức khi đi làm trái ngành
Một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp bạn có thể hoàn thành tốt công việc chính là kiến thức chuyên ngành. Phải nắm vững kiến thức chuyên môn thì bạn mới nhanh chóng thích nghi với công việc, mới dễ dàng tiếp thu những gì mà công ty training, hướng dẫn. Đồng thời, khi có kiến thức thì bạn sẽ có thể đóng góp ý kiến giúp cải thiện kết quả làm việc, đưa ra những ý tưởng đột phát trong công việc. Khi đi làm trái ngành, bạn sẽ phải làm việc trong một lĩnh vực chuyên môn hoàn toàn khác với những kiến thức mà mình đã học lúc trước. Điều này đòi hỏi bạn phải tự lực cánh sinh, phải tự trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, học thêm các lớp chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến ngành mà bạn muốn làm việc.
Tất nhiên, kiến thức là vô tận, người ta phải mất tới 4 năm đại học để nắm vững kiến thức chuyên ngành, thì chắc chắn bạn không thể vững kiến thức chỉ trong thời gian ngắn. Điều này đồng nghĩa với việc trong suốt khoảng thời gian tự trau dồi thêm chuyên môn, thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, phải đối mặt với áp lực kiến thức khi đi làm trái ngành. Điều này sẽ dễ khiến bạn nản chí, nhưng nếu bạn vững lòng và quyết tâm theo đuổi công việc trái ngành ấy, thì sớm muộn gì bạn cũng vượt qua, mỗi ngày đi làm bạn sẽ đều tiến bộ hơn, sẽ vững chuyên môn hơn. Sau một thời gian, chắc chắn bạn sẽ tích luỹ đủ kiến thức để tự tin đi làm trái ngành.
>> Không thích ngành đang học – Có nên học lại ngành khác?
2. Áp lực mức lương khi đi làm trái ngành
Người ta đã phải mất đến 4 năm đại học, cố gắng học ngày học đêm để có thể tốt nghiệp ra trường với tấm bằng loại khá, loại giỏi, cố gắng nắm vững kiến thức, kỹ năng mềm liên quan đến công việc để có được mức lương tốt. Thì tất nhiên, trong thời gian đầu khi đi làm trái ngành, bạn sẽ phải chịu thiệt thòi về mức lương so với những ai đi làm đúng ngành. Với mức lương thấp hơn so với mặt bằng chung, nhưng vẫn phải chi trả chi tiêu mỗi tháng, vẫn phải trả tiền thuê trọ, chi phí di chuyển, chi phí ăn uống tương đương như mọi người, nên bạn sẽ dễ bị rơi vào cảm giác hoang mang, lo lắng, áp lực mức lương.
Nhưng bạn càng hoang mang thì càng không giải quyết được vấn đề. Thay vào đó, bạn cần nhận định được rằng thời gian đầu khi đi làm trái ngành chủ yếu là giai đoạn để bạn học hỏi, làm quen với công việc, trau dồi thêm kiến thức, tích luỹ thêm kinh nghiệm làm việc, chứ bạn chưa thể bắt nhịp nhanh chóng vào công việc như nhưng ai làm đúng ngành, nên bạn phải nhận mức lương thấp hơn là điều bình thường. Sau này, khi bạn đã quen với công việc, hoàn thành tốt công việc, thì bạn sẽ được công ty tăng lương, trả cho mình mức lương xứng đáng thôi.
>> Phải làm sao khi áp lực về mức lương, bạn bè ai cũng lương cao?
3. Áp lực cạnh tranh với người làm đúng ngành
Bên cạnh áp lực kiến thức và áp lực mức lương, thì bạn còn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khi cùng apply ứng tuyển cùng vị trí với những người làm đúng ngành. Họ có lợi thế về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn nhiều hơn bạn, và tất nhiên là cơ hội trúng tuyển cũng sẽ cao hơn bạn. Dưới góc nhìn của nhà tuyển dụng, khi đứng giữa một ứng viên đi làm đúng ngành, đã nắm vững kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc trong ngành và một ứng viên đi làm trái ngành, chưa vững về kiến thức, chưa rành về chuyên môn, thì chắc chắn họ sẽ chọn người đi làm đúng ngành rồi.
Đừng để điều đó trở thành áp lực quá lớn đối với bản thân mình. Bạn hoàn toàn có thể lật ngược tình thế nếu cố gắng trau dồi kiến thức chuyên ngành, rèn luyện các kỹ năng mềm liên quan đến công việc, để giúp mình trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn, không còn bị yếu thế khi cạnh tranh với người làm đúng ngành nữa. Tất nhiên, đây là một quá trình không ngừng nỗ lực và cố gắng, chứ không phải ngày một ngày hai mà bạn đã tiến bộ vượt bậc, nhưng nếu bạn đủ quyết tâm và đam mê với chuyên ngành ấy, thì chắc chắn bạn sẽ làm được.
Trên đây là 3 áp lực mà bạn phải vượt qua trong giai đoạn đầu khi làm trái ngành. Đã gọi là áp lực thì chắc chắn nó không dễ để đối mặt, thậm chí còn mang lại cho bạn cảm giác không mấy dễ chịu, nhưng khi đã vượt qua được, thì bạn sẽ mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn và rắn rỏi hơn nhiều đấy. Trên thực tế, có rất nhiều người đi làm trái ngành và cực kỳ thành công. Hãy lấy đó làm động lực để mình quyết tâm hơn và cố gắng hơn nhé. Chúc bạn thành công!
>> Làm thế nào để tăng cơ hội trúng tuyển khi xin việc trái ngành?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.