Bạn đã bắt đầu rất nhiều việc nhưng chẳng việc nào hoàn thành tới nơi tới chốn? Những dự định dang dở, những mục tiêu đặt ra nhưng không chạm tới đích cứ ngày càng chất chồng lên nhiều hơn, khiến bạn càng lúc càng áp lực và thất vọng về bản thân. Tại sao người khác làm được mà bạn thì không, tại sao họ thành công, còn bạn thì cứ giậm chân tại chỗ? Dưới đây là 3 lý do khiến bạn làm gì cũng dang dở, hãy phát hiện và loại bỏ chúng càng sớm càng tốt, nhất là điều cuối cùng!
>> 5 kỹ năng mềm giúp bạn tăng cơ hội thành công trong tương lai?
1. Việc gì cũng muốn làm, thiếu sự focus
Bạn không phải người lười biếng, bạn biết rõ điều đó vì bạn luôn dành nhiều thời gian để nỗ lực học tập, làm việc mỗi ngày, chứ không phải là người ham chơi, nuông chiều bản thân. Vậy tại sao bạn làm gì cũng dang dở, không làm tới cùng? Đó chính là vì việc gì bạn cũng muốn làm, đặt ra quá nhiều mục tiêu trong khi bản thân không thể phân bổ đủ thời gian để hoàn thành trọn vẹn tất cả mọi thứ. Điều này cũng khiến bạn khó lòng tập trung vào các công việc, các mục tiêu quan trọng, mà thường bị phân tâm vào những chuyện lặt vặt khác, những mục tiêu, nhiệm vụ không quá cần thiết, nhưng bạn vẫn muốn ôm hết, rồi cuối cùng lại chẳng đâu vào đâu, tổng kết năm mới tá hoả nhận ra rằng hầu như chưa làm được gì, mục tiêu nào cũng còn đang dang dở.
Sức người có hạn, bạn không có 3 đầu 6 tay để làm tất cả mọi thứ, cho dù bạn tài giỏi, vững kiến thức, nhiều kinh nghiệm, thì vẫn cần phải biết tự lượng sức mình, tập trung vào các nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng, và chấp nhận từ bỏ bớt những việc không quá quan trọng ở thời điểm hiện tại. Chẳng hạn như sinh viên năm cuối, nhiệm vụ quan trọng nhất là học tập thật tốt để nắm vững kiến thức chuyên ngành, thì hãy bỏ bớt các việc không quan trọng bằng, chẳng hạn như đi làm thêm, tham gia CLB, chứ nếu việc gì cũng muốn làm thì khả năng cao rằng sẽ bị dang dở. Tương tự khi đã ra trường đi làm cũng vậy, chúng ta không thể là người đa năng, kiêm nhiệm đủ thứ việc mà vẫn làm tốt, thay vào đó, hãy tập trung vào các đầu việc chuyên môn, các nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới vị trí công việc và cơ hội thăng tiến của mình.
2. Làm gì cũng dang dở vì đặt mục tiêu phi thực tế
Khi còn nhỏ, bạn có thể ước mơ mình sẽ làm bác sĩ, kỹ sư, phi hành gia, nhà khoa học, thông thạo 5-6 thứ tiếng, hay thậm chí có bạn còn muốn mình trở thành siêu nhân, có siêu năng lực. Đó là những mục tiêu & ước mơ ngây ngô của rất nhiều bạn nhỏ, nhưng khi đã lớn rồi thì bạn phải biết cách tập trung vào các mục tiêu khả thi hơn, đừng để bản thân làm việc gì cũng dang dở vì đặt mục tiêu phí thực tế. Cùng học một lớp, cùng một ngành, nhưng đương nhiên sẽ có bạn điểm giỏi, bạn điểm khá, bạn điểm trung bình, mỗi bạn sinh viên sẽ dựa vào lực học của mình để có định hướng riêng về công việc tương lai, hoặc đặt ra các mục tiêu điểm số khác nhau trong năm học cuối, chứ không thể nào bạn GPA 2.0 lại đặt mục tiêu phải kéo điểm lên để ra trường 3.2 giống như những bạn đang ở mức điểm 3.0 được.
Tương tự như vậy, khi đi làm, mỗi người một công việc, ngành nghề khác nhau, ở các môi trường làm việc, các công ty khác nhau cũng sẽ có các mục tiêu riêng, mong muốn riêng, chứ không thể nhìn vào người khác rồi bắt chước theo, thấy họ đang theo đuổi điều đó thì mình cũng phải đuổi theo như vậy, vì như thế chưa chắc sẽ khả thi, khiến bạn làm gì cũng dang dở. Hãy nhớ lại xem bạn từng khó chịu thế nào khi bị ba mẹ so sánh với con nhà người ta, vậy thì bây giờ tại sao bạn lại tự bắt bản thân mình phải chạy đua thành công, thành tích với những người khác một cách phi thực tế?
>> 4 mục tiêu bạn cần tổng kết trước khi kết thúc năm cũ
3. Thiếu kiên trì và kỷ luật nên làm gì cũng bỏ giữa chừng
Điều cuối cùng và mấu chốt khiến bạn làm gì cũng dang dở chính là thiếu tính kiên trì và kỷ luật. Khi đang học tập, làm việc giữa chừng lại bỏ ngang để nghỉ ngơi, vui chơi, bấm điện thoại, thì làm sao mà hoàn thành tốt được, nhiều khi lại còn delay từ ngày này sang ngày khác, mãi vẫn chưa hoàn thành, cuối cùng lại bỏ giữa chừng. Đó là hệ quả của việc thiếu kỷ luật. Hoặc khi bạn đang theo đuổi một nhiệm vụ, một mục tiêu nào đó, nhưng lại thiếu tính kiên trì, thấy khó khăn thì lại nản chí, thấy lâu quá thì lại chán nản, bỏ giữa chừng, thì khả năng cao rằng làm gì cũng dang dở.
Nếu không muốn bản thân bị gán mác là một người năng lực yếu kém, làm gì cũng không thành công, cũng dang dở, bỏ giữa chừng, thì bạn hãy kỷ luật hơn và kiên trì hơn. Khi đã theo đuổi một mục tiêu gì thì phải tập trung, nghiêm túc, và đề cao tinh thần kiên trì, dẫu có gặp nhiều khó khăn, thử thách thì cũng không được nản chí, thì tương lai mới gặt hái được nhiều quả ngọt, mới được mọi người tán thưởng, tán dương vì những thành quả mà bạn đã làm được.
Bài viết này đã điểm qua 3 lý do khiến bạn làm gì cũng dang dở, nếu phát hiện ra bản thân đang có 1 trong 3 điều này, hay tệ hơn là hội tụ đủ cả 3 điều, thì đó là 1 tín hiệu báo động, bạn phải nhanh chóng loại bỏ chúng, đừng để những điều tiêu cực ấy ảnh hưởng không tốt tới tinh thần và tương lai của mình. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Muốn học tốt, sinh viên phải kỷ luật như thế nào?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.