Cách Đơn Giản Để Học Và Ghi Nhớ Kiến Thức

Nhiều sinh viên cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi học mãi không hiểu, không ghi nhớ được kiến thức, nhất là với các môn chuyên ngành quan trọng ở năm cuối đại học. Điều này khiến các em vừa tự ti về bản thân, vừa lo lắng về tương lai, khi sắp ra trường mà chuyện học hành lại chưa đâu vào đâu, lo rằng sẽ khó tìm được việc làm, bị thất nghiệp. Hãy thử khám phá một số cách đơn giản để sinh viên học và ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn nhé!

>> Sinh viên phải làm sao khi thấy mình ghi nhớ kém?

1. Vận dụng phương pháp Pomodoro để ghi nhớ

Khi sinh viên cảm thấy mình dành nhiều thời gian cho việc học, thậm chí học ngày học đêm nhưng vẫn chưa tiến bộ nhiều, học trước quên sau, tẩu hoả nhập ma, nhầm lẫn các kiến thức môn học với nhau, thì khả năng cao rằng các em đang quá áp lực, để đầu óc quá căng thẳng khi học liên tục nhiều giờ đồng hồ. Để thoải mái đầu óc và học tập hiệu quả hơn, sinh viên nên thử vận dụng phương pháp Pomodoro. Đây là cách học cực kỳ đơn giản, nhưng tăng khả năng ghi nhớ kiến thức lên rất nhiều, mấu chốt nằm ở việc cân đối giữa thời gian học (động não) và nghỉ ngơi để não bộ được relax.

Mỗi khoảng thời gian 25 phút học liên tục sẽ được gọi là 1 Pomodoro, cứ sau mỗi Pomodoro, thì sinh viên sẽ nghỉ ngơi 5 phút để não bộ được thư giãn. Điều này đồng nghĩa với việc cứ tổng 30 phút thì sẽ học 25 phút, nghỉ ngơi 5 phút, nếu thời gian học dài hơn thì sinh viên cũng làm tương tự, lặp lại việc này thêm nhiều lần. Lưu ý rằng sau 4 Pomodoro thì chúng ta cần cho não nghỉ ngơi lâu hơn, tầm 15-30 phút, chứ không nên cố ép bản thân phải học nhiều quá mức. Nếu tìm hiểu kỹ, sinh viên sẽ thấy cách học này cũng tương tự như việc chia nhỏ khối lượng kiến thức môn học, tránh việc học cùng lúc nhiều quá sẽ dễ bị nản, dễ bị quá tải, và đương nhiên đó là 1 chân lý mà sinh viên cần ghi nhớ để giúp mình học và ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn.

2. Cách ghi chép và hệ thống kiến thức hiệu quả

Để học và ghi nhớ hiệu quả, sinh viên cũng cần biết cách ghi chép bài học sao cho tối ưu. Khi lên đại học, giảng viên sẽ không đọc nội dung kiến thức cho sinh viên chép lại y chang, mà sẽ lồng ghép vào bài giảng, kèm theo các ví dụ thực tiễn để các em vừa hiểu bài, vừa biết cách ứng dụng kiến thức vào thực tế. Vì thế, sinh viên cũng sẽ không thể chép kịp toàn bộ bài giảng, mà cho dù có ráng ghi chép cực nhanh thì các em cũng sẽ không thể nghe để hiểu bài được, cuối cùng trong vở có quá trời chữ, mà bản thân lại không hiểu bài thì cũng chẳng giúp ích được gì, nhiều khi còn kéo kết quả học đi xuống.

Mấu chốt về cách ghi chép bài ở đại học chính là hãy tóm tắt, chỉ note lại các ý chính, các key word quan trọng về kiến thức môn học, sao cho khi nhìn vào các từ khoá đó thì sinh viên có thể tự triển khai ra thành các nội dung liên quan. Điều này cũng sẽ hữu ích khi ôn thi cuối kỳ, thay vì phải ngập chìm trong một đống chữ trong giáo trình, thì các em chỉ cần nhìn vào các từ khoá, các phần tóm tắt mà mình đã ghi chép sau mỗi buổi học. Tương tự với cách này, sinh viên cũng có thể vận dụng sơ đồ tư duy Mind Map để ghi chép và hệ thống hoá kiến thức một cách logic hơn, liên kết kiến thức chặt chẽ hơn, đương nhiên điều đó cũng giúp các em học và ghi nhớ tốt hơn.

3. Học nhóm cùng bạn bè để hiểu bài và ghi nhớ tốt

Khi lên đại học, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội để teamwork với các bạn cùng lớp khi làm bài thuyết trình, tiểu luận nhóm. Đồng thời, nếu muốn thì sinh viên cũng có thể lập nhóm để cùng nhau học bài, ôn bài, làm bài tập, cùng giảng lại bài cho nhau ở các phần mà mình chưa hiểu, cùng giúp nhau tiến bộ trong học tập. Học nhóm cũng là cách tạo động lực để sinh viên học hành nghiêm túc, chăm chỉ hơn, mỗi khi các em lười biếng thì các bạn khác trong nhóm sẽ đốc thúc mình học ngay, không bạn nào có thể lười trong khi cả nhóm đang học được.

Khi học nhóm, các kiến thức môn học cũng thường sẽ được lặp lại nhiều hơn, chẳng hạn như bạn A đã hiểu 80% kiến thức rồi, nếu tự học 1 mình thì bạn đó cũng không đọc lại bài nữa, vì bản thân cũng hiểu khá rõ rồi, nhưng khi học nhóm, lỡ bạn B chỉ mới hiểu mang máng có 50% thôi, thì sẽ được cả nhóm giảng lại phần đó thêm 1 lần nữa, vô tình bạn A cũng nghe lại phần kiến thức đó và sẽ nâng được mức hiểu của mình lên 90%, củng cố kiến thức chặt chẽ hơn và sẽ ghi nhớ tốt hơn.

Bài viết này đã điểm qua 3 cách đơn giản để học và ghi nhớ kiến thức. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với sinh viên. Chúc các em học tốt!

>> Sinh viên tự học có hiệu quả hơn học nhóm không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Cách Duy Trì Động Lực Học Tập Dài Hạn

Cách Thoát Cảm Giác Lạc Lõng Khi Mới Vào Đại Học

Cách Làm Tiểu Luận Điểm Cao Không Sao Chép Ý Tưởng