Nguyên nhân nợ môn là điều mà sinh viên cần biết để phòng tránh, không để bản thân rơi vào các trường hợp ấy, vì nợ môn chính là rớt môn, phải tốn công, tốn thời gian học lại từ đầu, và cũng có nguy cơ bị hạ bằng tốt nghiệp nếu nợ môn quá nhiều. Dưới đây là 3 nguyên nhân nợ môn ở đại học & cách xử lý để sinh viên tránh mắc phải:
Nguyên nhân nợ môn thứ 1: Thường xuyên cúp học
Nguyên nhân đầu tiên khiến khá nhiều sinh viên bị nợ môn chính là thường xuyên cúp học, không chịu nghiêm túc học hành đàng hoàng, không đi học đầy đủ, thì làm sao mà nắm kiến thức được? Chẳng hạn như môn A có tổng cộng 8 buổi, mà sinh viên không đảm bảo chuyên cần, chỉ đi học có 4-5 buổi, cúp hẳn 3-4 buổi, thì sẽ khó lòng học tốt, mà còn tiềm ẩn nguy cơ bị rớt môn, nợ môn. Ngoài ra, nếu sinh viên vắng quá 20% thời lượng môn học và bị giảng viên điểm danh là vắng, thì sẽ bị cấm thi theo quy định chung, tức là không được tham gia thi cuối kỳ và mặc định bị rớt môn đó. Vì thế, để tránh bị nợ môn thì sinh viên cần lưu ý nghiêm túc hơn, đi học đầy đủ các buổi, không đi sớm về trễ nhé.
Nguyên nhân nợ môn thứ 2: Không lắng nghe giảng
Nguyên nhân tiếp theo khiến sinh viên bị nợ môn chính là không chịu lắng nghe giảng, người ngồi trong lớp mà tâm trí cứ ở đâu đâu, mất tập trung, loay hoay làm việc riêng, bấm điện thoại, nhắn tin, thậm chí có bạn còn ngủ gục luôn trên bàn học. Điều này vừa thể hiện rằng các em thiếu tôn trọng giảng viên, người đang cố gắng giảng dạy thật kỹ cho mình nắm kiến thức, mà mình lại không chịu lắng nghe, có các hành vi ngủ gục một cách rất tỉnh bơ. Mà đương nhiên chuyện không lắng nghe giảng cũng kéo theo việc không hiểu bài, không nắm vững kiến thức, khiến sinh viên dễ bị điểm kém trong các bài kiểm tra, bài thi, tiềm ẩn rủi ro bị rớt môn, nợ môn. Hãy cố gắng tỉnh táo, tập trung lắng nghe giảng nhé!
Nguyên nhân thứ 3: Không ôn bài, làm bài tập về nhà
Nguyên nhân nợ môn thứ 3 và cũng khá dễ hình dung, đó chính là sinh viên không chịu ôn bài, làm bài tập về nhà, thì làm sao mà thực hành và ghi nhớ kiến thức được, khả năng cao sẽ rơi vào tình trạng học trước quên sau, tẩu hoả nhập ma, nhầm lẫn các kiến thức với nhau, rồi tới gần ngày thi sẽ dễ bị đuối khi thấy có quá nhiều kiến thức mình chưa nắm, chưa thực hành, chưa ứng dụng vào giải bài tập. Nhất là với các môn tính toán, nếu sinh viên lười biếng, không chịu chăm chỉ ôn bài, làm bài tập mỗi ngày thì sẽ khó lòng nắm được các dạng bài tập, không thuộc công thức, thì tới khi đi thi sẽ bị điểm kém, có rủi ro rớt môn, nợ môn. Vì thế, sinh viên hãy ghi nhớ rằng bây giờ mình cố gắng học tốt vì tương lai của mình, hãy chăm chỉ ôn bài, làm bài tập về nhà nhé!
Bài viết này đã điểm qua 3 nguyên nhân phổ biến nhất khiến sinh viên đại học bị nợ môn, kèm theo cách xử lý, phòng tránh. Trong thực tế sẽ còn nhiều lý do khác nữa, chẳng hạn như việc học vẹt, học tủ, học một cách đối phó trong khi bản thân còn chưa hiểu bài,… những cách học tiêu cực, thiếu chủ động như thế cũng sẽ kéo kết quả học tập đi xuống, sinh viên cần lưu ý nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong nhiệm vụ học tập của mình. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Đang nợ môn có xin chuyển trường, chuyển ngành được không?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.