Điểm C Là Cao Hay Thấp, Có Thể Học Lại Không?

Điểm C là một trong những mức điểm chữ phổ biến, thấp hơn so với điểm A, điểm B, và cao hơn điểm D, điểm F. Khi tính toán kết quả học tập, để tăng khả năng đạt xếp loại giỏi/xuất sắc, thì sinh viên cần cố gắng lấy nhiều điểm A, điểm B. Vậy thì điểm C sẽ thế nào, là cao hay thấp, quy đổi ra bao nhiêu điểm? Nếu sinh viên bị điểm C thì có thể học lại không? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

Điểm C là cao hay thấp?

Điểm C khi quy đổi qua thang điểm 4 sẽ là 2/4, tức là chỉ đang ở mức điểm trung bình, ở giữa, nếu theo so sánh toán học thì đây là mức điểm không cao, không thấp. Tuy nhiên, đối với sinh viên thì sẽ có góc nhìn thực tế hơn, nếu các em đặt mục tiêu tốt nghiệp đại học loại giỏi, thì điểm trung bình tích luỹ theo thang điểm 4 phải đạt tối thiểu là 3.2, mà điểm C = 2 thì đương nhiên là một mức điểm thấp, đáng báo động. Mặc dù không tới mức quá thấp như điểm D = 1 hay điểm F = 0, nhưng thật sự nếu sinh viên bị quá nhiều điểm C, tương đương với 2 trên thang điểm 4, thì nó sẽ kéo GPA của các em xuống rất nhiều, khiến cho mục tiêu tốt nghiệp loại giỏi ngày càng xa tầm tay.

Còn xét về mục tiêu tốt nghiệp đại học loại khá, thì sinh viên cũng cần đạt GPA tối thiểu là 2.5 trên thang điểm 4, và điểm C = 2 cũng đang thấp hơn cột mốc ấy, bị nhiều điểm C sẽ kéo điểm xuống nhiều hơn, nên đây thật sự là một mức điểm thấp mà sinh viên nên hạn chế. Nếu môn nào thật sự quá khó, không lấy điểm cao hơn được thì mới chịu điểm C, còn môn nào đơn giản, không quá phức tạp thì sinh viên nên ráng chăm chỉ học để đạt điểm A, điểm B. Sau khi giải đáp rằng điểm C là cao hay thấp, hiểu rằng đó là mức điểm thấp cả đối với mục tiêu tốt nghiệp loại giỏi lẫn khá thì điểm C đều kéo GPA xuống, thì sinh viên đương nhiên sẽ muốn cải thiện mức điểm này. Liệu bị điểm C có thể học lại không?

>> Bị nhiều điểm C làm sao để kéo điểm lên?

Bị điểm C có thể học lại không?

Nếu sinh viên bị điểm F thì được xem là rớt môn, mà rớt môn thì phải học lại để trả nợ môn. Hoặc với cách tính của một số trường, thì điểm D cũng có thể bị rớt môn, khi đó sẽ cần phải học lại. Tuy nhiên, điểm C không phải là mức điểm bị rớt môn, sinh viên vẫn đủ điều kiện để qua môn học đó, không bắt buộc phải học lại. Học lại chỉ là cụm từ để diễn tả trường hợp sinh viên bị rớt môn, nợ môn, thì mới học lại từ đầu môn đó. Còn khi sinh viên đã đủ điểm qua môn, muốn học thêm 1 lần nữa với mong muốn rằng sẽ đạt điểm cao hơn, kéo điểm lên nhiều hơn, thì sẽ gọi là học cải thiện. Vậy sinh viên bị điểm C có thể học cải thiện không?

Đa số trường đại học sẽ không cho phép sinh viên học cải thiện với điểm A, B, C, mà chỉ cho cải thiện điểm D. Khi đó, các em không còn cách nào khác ngoài việc phải chấp nhận sự thật, cố gắng học các môn khác lấy điểm cao hơn để kéo GPA lên lại. Tuy nhiên, một số trường có thể linh động về quy định, rằng sinh viên cải thiện môn nào cũng được, điểm nào cũng được, nếu trường các em có quy định như vậy thì có thể học cải thiện điểm C. Tức là để có câu trả lời chính xác rằng bị điểm C có thể học cải thiện không, thì sinh viên cần check lại quy chế của trường mà mình đang theo học. Đương nhiên, tốt nhất là các em nên tập trung học để lấy điểm cao ngay từ đầu, đừng để bị điểm thấp như điểm C rồi mới tìm hiểu cách học cải thiện, vì cho dù có được cải thiện thì cũng tốn tiền, tốn công, tốn thời gian của mình khi phải học môn đó thêm 1 lần nữa.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng điểm C là cao hay thấp, có thể học lại không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Cách Tính Điểm Trung Bình Tích Luỹ Theo Hệ Cao Đẳng

Danh Sách 40 Câu Lạc Bộ Trong Trường NEU Kinh Tế Quốc Dân

Kinh Nghiệm Học Quân Sự Cho Sinh Viên Năm 1