4 Cách Giúp Sinh Viên Nhận Ra Nhược Điểm Bản Thân

Để có thể phát triển bản thân, trở thành phiên bản hoàn hảo hơn của chính mình, thì mỗi chúng ta phải tự nhìn nhận được những ưu nhược điểm, ưu điểm thì sẽ phát huy, còn khuyết điểm thì mình sẽ tìm cách khắc phục. Nhưng làm thế nào để biết mình đang có những thiếu sót nào? Đây là 4 cách giúp sinh viên nhận ra nhược điểm bản thân:

>> Không giỏi bằng người khác thì phải làm sao?

1. Nhận ra nhược điểm bằng cách nhờ bạn bè góp ý

Cách đầu tiên và đơn giản nhất giúp sinh viên nhận ra nhược điểm bản thân chính là hãy lắng nghe những lời khuyên, góp ý từ bạn bè, người thân xung quanh. Có thể họ sẽ tự góp ý nếu thấy các em đang có nhược điểm cần khắc phục, hoặc chính sinh viên cũng có thể chủ động nhờ bạn bè góp ý xem mình cần cải thiện khuyết điểm nào?

Sự quan sát & đánh giá từ bạn bè, người thân sẽ cực kỳ khách quan, họ sẽ nhận ra đúng vấn đề, đúng những điểm thiếu sót để sinh viên có thể bết mình đang yếu ở đâu, rồi tìm cách dần khắc phục và hoàn thiện bản thân hơn. Khi lắng nghe góp ý từ bạn bè, có thể sẽ có một số điều khiến sinh viên cảm thấy buồn, nhưng hãy tích cực lên, vì các bạn ấy đang feedback để mình tốt hơn, chứ không phải đang chê bai, đang dìm hàng mình.

2. Tìm hiểu các nhược điểm thường gặp của sinh viên

Cách tiếp theo cũng khá đơn giản, đó chính là lên mạng tìm hiểu các nhược điểm thường gặp của sinh viên, chỉ gần Google hoặc lên Chat GPT hỏi thì sẽ nhận ra được nhiều đáp án khá chính xác, chẳng hạn như lười biếng, thiếu kiên nhẫn, dễ bị mất tập trung, không có mục tiêu rõ ràng, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chưa tốt, làm việc nhóm chưa tốt, chưa biết cách quản lý chi tiêu,… Trong số các nhược điểm đó, hãy nhìn qua một lượt xem liệu mình đang có khuyết điểm nào, rồi lưu lại thành một danh sách để dần tìm cách khắc phục và hoàn thiện bản thân hơn.

>> Nên làm gì để bản thân trở nên tốt hơn?

3. Tìm các lý do khiến kết quả học tập chưa tốt

Nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên là học tập, phải cố gắng tập trung học để đạt điểm cao, nắm vững kiến thức chuyên ngành thì sau này ra trường xin việc sẽ thuận lợi hơn, tương lai xán lạn hơn. Vì thế, sinh viên cũng cần quan tâm tới các nhược điểm đang kiềm hãm khả năng học hỏi của mình, để sớm khắc phục và kéo kết quả học tập lên tốt hơn. Tức là sinh viên hãy dành thời gian tự nhìn lại xem các lý do nào khiến kết quả học tập của mình chưa tốt, chưa hiểu bài, chưa đạt được điểm số như kỳ vọng?

Chẳng hạn như thường dậy trễ nên đi học trễ, bỏ lỡ mất kiến thức vào đầu các buổi học nên khó lòng hiểu bài, khó lòng đạt điểm tốt. Hoặc mất tập trung, dễ bị xao nhãng trong giờ học, đang ngồi nghe giảng lại lấy điện thoại ra nhắn tin, lướt mạng xã hội, thì làm sao mà học tốt được? Mỗi người sẽ có các nhược điểm riêng chứ không chỉ xoay quanh những điều ở trên, vì thế, mỗi sinh viên cần tự nhìn nhận để xác định được các khuyết điểm đang kiềm hãm kết quả học của mình, sau đó thì bắt tay khắc phục chúng.

4. Nhìn lại các thất bại của mình để suy ra nhược điểm

Có 1 cách cũng khá đơn giản để sinh viên nhận ra được nhược điểm bản thân, đó chính là hãy nhìn lại các thất bại của mình, rằng nguyên nhân nào đã gây ra thất bại đó? Đó chính là các nhược điểm, những thiếu sót của bản thân mà sinh viên cần nhanh chóng hoàn thiện, vừa để rút kinh nghiệm tránh lặp lại thất bại cũ trong tương lai, vừa để hoàn thiện bản thân, giúp mình giỏi hơn, vững vàng hơn, ngày càng trở thành phiên bản tốt hơn.

Bài viết này đã giúp sinh viên nắm được 4 cách để nhận ra nhược điểm bản thân. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Bài học nào được rút ra sau những lần thất bại?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Cách Làm Bài Thuyết Trình Hay, Đạt Điểm Tuyệt Đối

5 Sai Lầm Khiến Bị Trừ Điểm Thuyết Trình – Bạn Có Đang Mắc Phải?

5 Bất Lợi Khi Sinh Viên Ra Trường Không Có Hard Skill