Stress Vì Cuối Cấp Học Nhiều Thì Phải Làm Sao?

Học sinh, sinh viên cuối cấp thường sẽ áp lực nhiều hơn so với đầu hoặc giữa cấp, vì khối lượng kiến thức phải học & tiếp thu nhiều hơn, cộng thêm áp lực chuyện phải thi tốt nghiệp điểm cao, để xét đầu vào chuyển cấp vào được trường tốt, vào đúng nguyện vọng như mong muốn. Vậy nếu stress vì cuối cấp học nhiều thì phải làm sao?

>> Học nhiều để làm gì, đi làm ứng dụng được bao nhiêu?

Tập trung học từ đầu năm để giảm tải stress

Khá nhiều bạn học sinh, sinh viên cuối cấp lớp 9, lớp 12, năm 4 đại học đã chủ quan, không tập trung từ đầu năm học, khiến cho càng học càng thấy đuối, khó hiểu, chưa nắm vững kiến thức môn học, điều này khiến cho càng tới cuối năm học thì các em càng thấy stress, áp lực nhiều hơn. Chẳng hạn như có 10 phần kiến thức cần nắm trong năm cuối cấp, đương nhiên phần nào cũng nhiều và nặng, nhưng khi chia đều ra để tập trung học ngay từ đầu thì sẽ giảm tải được rất nhiều, chứ nếu các tháng đầu tiên, trong học kỳ đầu mình lại không tập trung học, để bị lơ mơ, không nắm được gì, thì các kiến thức sẽ càng bị dồn lại nhiều hơn vào các tháng cuối, khiến các em dễ bị quá tải, bị stress. Hơn nữa, việc tập trung học từ đầu năm, đầu học kỳ cũng giúp cho học sinh, sinh viên cuối cấp ôn thi một cách thuận lợi hơn, không bị đuối khi gần tới ngày thi.

Lập thời gian biểu học tập để tránh quá tải

Vào cuối cấp, các bạn học sinh, sinh viên hầu như sẽ phải dành khá nhiều thời gian cho việc học, với lịch học dày đặc, học trên trường xong còn phải đi học thêm buổi tối, học thêm vào cuối tuần,… rồi về nhà cũng phải dành thời gian để ôn bài, làm bài tập mỗi ngày. Điều này sẽ khiến các em dễ bị tress vì học nhiều quá, nhất là với những bạn chưa biết sắp xếp thời gian sao cho hợp lý.

Chính vì thế, để tránh quá tải thì học sinh, sinh viên cuối cấp nên lập thời gian biểu học tập hàng tuần, đảm bảo rằng mình sắp xếp đủ thời gian cho tất cả các môn, cân đối được lịch học trên trường, học thêm, tự học tại nhà. Cứ đầu ngày các em chỉ cần check thời gian biểu xem hôm nay sẽ lần lượt học những gì, môn nào, nội dung kiến thức nào, rồi cuối ngày sẽ check lại xem mình đã hoàn thành đúng tiến độ chưa, có buổi học nào bị delay qua hôm sau không, đương nhiên cần hạn chế tối đa trường hợp delay, chứ nếu lạm dụng chuyện này thì lịch học sẽ càng lúc càng bị dồn lại nhiều hơn.

>> Cố gắng học nhiều nhưng chẳng tiến bộ thì phải làm sao?

Cân bằng giữa học tập, nghỉ ngơi khi học nhiều

Bên cạnh việc tập trung học từ đầu năm, và lập thời gian biểu học tập, thì học sinh, sinh viên cuối cấp cũng cần biết cách cân đối giữa học tập & nghỉ ngơi, cho dù khối lượng kiến thức có nhiều, có nặng, thì cũng không được bỏ quên sức khoẻ, không được học ngày học đêm đến nỗi bị kiệt sức. Chẳng hạn như mỗi ngày có 24 tiếng, thì thời gian biểu học tập của cuối cấp cũng nên giới hạn tối đa tầm 12 tiếng thôi, bao gồm luôn cả lịch học trên trường, học thêm, tự học, vì mình cần dành 12 tiếng còn lại để ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt cá nhân. Chứ nếu đôn thời gian học lên nhiều hơn, thì nó sẽ khiến các em không đủ thời gian để ngủ, tự dưng phải học hành quá sức, mà ngủ lại không đủ giấc thì sẽ dễ bị suy kiệt, nhiều khi đang ngồi học, đang làm bài thi lại bị ngất xỉu, chưa kể điều đó cũng khiến các em dễ bị stress hơn.

Vì thế, hãy nhớ rằng mặc dù chuyện học hành vào cuối cấp đang là ưu tiên hàng đầu, nhưng các em vẫn nên cân bằng giữa học tập & nghỉ ngơi, lúc nào học thì tập trung chuyên tâm cho việc học, không để bị xao nhãng bởi các việc khác, khi học xong rồi thì mình sẽ nghỉ ngơi giữ sức, để lát nữa tới lịch học tiếp theo mình sẽ đủ năng lượng và thoải mái tinh thần để tiếp thu tốt hơn.

Bài viết này đã giải đáp băn khoăn rằng stress vì cuối cấp học nhiều thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Quản lý thời gian thế nào khi tự học ở nhà?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

4 Công Việc Thời Vụ Kiếm Tiền Nhanh Cho Sinh Viên

Chưa Giỏi Tiếng Anh Có Vào CLB Tiếng Anh Được Không?

Cách Tính Điểm Trung Bình Tích Luỹ Theo Hệ Cao Đẳng