5 Cách Giúp Kết Quả Học Tập Tăng Lên 40%

Vì sao trong cùng một lớp, cùng học một môn, cùng một giảng viên, lại có những bạn đạt được điểm giỏi, nhưng cũng có những bạn chỉ đạt điểm trung bình, một số bạn khác lại rớt môn. Điểm khác nhau nằm ở đâu? Có cách nào để giúp kết quả học tập tăng lên 40% không?

>> Giảng viên tác động thế nào đến kết quả học tập của sinh viên?

1. Tập trung học ngay từ đầu học kỳ

Không ít sinh viên lơ là vào đầu học kỳ, đến khi đã học được 3-4 buổi rồi mới bắt nhịp vào học, nhưng rất tiếc là đã lỡ mất mấy nhịp rồi. Lúc đó các em vừa phải ôn lại các kiến thức mình đã lơ là vào các buổi trước, vừa phải đau đầu khi không hiểu bài giảng trên lớp vì kiến thức có liên quan đến bài cũ. Rồi càng gần ngày kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ thì các em lại càng lo lắng, hoang mang, không biết nên học gì, nên ôn từ đâu, dẫn đến kết quả học tập không như mong muốn. Chính vì thế, điều quan trọng đầu tiên để giúp kết quả học tập của mình tốt hơn chính là phải tập trung học ngay từ đầu học kỳ, đi học đầy đủ, đúng giờ và tập trung nghe giảng.

>> Bắt đầu học kỳ mới như thế nào để đạt kết quả cao vào cuối kỳ?

2. Ôn bài và tóm tắt bài học từng buổi

Sau mỗi buổi học, các em nên dành thời gian để ôn bài, tóm tắt lại nội dung buổi học. Dù lên đại học rất ít khi giảng viên kiểm tra bài cũ của mỗi buổi học, nhưng các em cần phải tự kỷ luật với chính bản thân mình. Hãy chủ động ôn bài sau mỗi buổi học để đảm bảo rằng mình học đến đâu, hiểu đến đó. Đồng thời, việc tóm tắt bài học cũng giúp thuận lợi hơn cho các em rất nhiều khi phải ôn tập để kiểm tra, để thi cuối kỳ. Ngoài ra, với các môn có bài tập về nhà, các em cũng cần làm bài tập đầy đủ.

3. Ngừng đổ lỗi cho hoàn cảnh

Chính bản thân các em sẽ là người quyết định nhiều nhất đến kết quả học tập, cho dù môn học có phức tạp đến đâu, giảng viên có khó đến mức nào, thì điểm số vẫn do các em quyết định phần lớn. Sau này khi đi làm các em sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thử thách hơn đó. Chính vì thế, các em đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh. Trái lại, hoàn cảnh càng khó khăn sẽ chính là động lực để các em càng cố gắng phấn đấu, nỗ lực hơn. Chẳng hạn như môn học khó thì các em hãy đọc nhiều tài liệu hơn đi, giảng viên khó thì các em cũng phải chăm chú nghe giảng hơn, làm bài tập đầy đủ hơn, chú ý kỹ đến những yêu cầu của giảng viên hơn.

4. Cố gắng học đều tất cả các môn

Học đều không phải là học sao cho tất cả các môn bằng điểm nhau, mà là các em cần phân bổ thời gian để học tất cả các môn, tránh việc học môn này bỏ môn kia, học môn mình thích, bỏ môn mình không thích. Vì việc đó sẽ khiến điểm trung bình của các em bị kéo xuống. Đồng thời, kiến thức của các em cũng sẽ bị hổng ở những môn mà các em không tập trung học, không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập hiện tại, mà còn ảnh hưởng đến công việc sau này.

5. Dành 8-10 tiếng mỗi ngày để học tập

Đồng ý là không nên học tập quá sức, nhưng điều đó không có nghĩa là các em cho phép mình nghỉ ngơi quá nhiều. Là sinh viên, mỗi ngày các em nên dành ra từ 8-10 tiếng cho việc học, bao gồm việc học trên trường, học nhóm với bạn bè và tự ôn bài, làm bài tập ở nhà. Đừng nuông chiều bản thân, đừng cho phép mình nghỉ ngơi nhiều quá vì nó sẽ tạo cho các em thói quen lười biếng, lười học hỏi, ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập.

>> 5 cách giúp sinh viên tập trung học tập

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe 


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh.
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?