Hầu như sinh viên nào cũng đều mong muốn mình sẽ có kết quả học tập tốt, nhưng để làm được điều đó thật sự không hề dễ dàng. Để học giỏi, sinh viên cần phải có tinh thần chủ động học hỏi, chăm chỉ, chịu khó, đồng thời, phải có tư duy tích cực, dùng những câu nói cửa miệng để tự động viên bản thân, giúp mình rèn luyện được tinh thần cầu tiến, nỗ lực, nghiêm túc trong học tập. Dưới đây là tổng hợp 5 câu cửa miệng của sinh viên học giỏi ở đại học:
>> 12 dấu hiệu nhận biết sinh viên học giỏi
1. Câu cửa miệng: Điểm này cũng chưa cao lắm
Thoạt nghe qua thì có thể nhiều sinh viên sẽ thấy khó chịu với câu nói cửa miệng “điểm này cũng chưa cao lắm”, và cho rằng bạn đó chảnh, điểm cao vậy rồi mà còn kêu chưa cao. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách thoáng hơn, thì các em sẽ thấy rằng đây là một câu nói nhằm tạo động lực cho bản thân mình không ngừng cố gắng, nỗ lực hơn trong tương lai, để có thể đạt kết quả học tập tốt hơn. Trong cuộc sống cũng thế, chúng ta phải không ngừng tiến về phía trước, không nên có tâm thế hài lòng với hiện tại, vì điều đó sẽ kiềm hãm sự phát triển của bản thân, khiến mình bị dậm chân tại chỗ. Chính vì thế, sinh viên có thể sử dụng câu nói cửa miệng này để tự tạo động lực cho bản thân, giúp mình học tốt hơn, tiến bộ hơn.
2. Câu cửa miệng sinh viên: Mình sẽ cố gắng hơn vào lần sau
Thêm một câu nói cửa miệng để sinh viên tạo động lực học giỏi, đó chính là “Mình sẽ cố gắng hơn vào lần sau”. Đây là một câu nói đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể nói được, nhưng để làm được như những gì mình đã nói thì lại là một vấn đề khác. Để có thể học giỏi hơn, đạt kết quả tốt hơn trong tương lai, sinh viên cần rèn luyện cho mình tư duy cầu tiến, lạc quan, tích cực, thua keo này ta bày keo khác, chẳng hạn như khi lần này mình đạt điểm số chưa tốt, thì hãy tự nhủ rằng lần sau mình sẽ phải cố gắng hơn, tập trung hơn, học hành nghiêm túc hơn. Đồng thời, sinh viên cũng cần chủ động rút kinh nghiệm từ lần này, để lần sau mình có thể hoàn thành bài kiểm tra, bài thi tốt hơn, tránh mắc lại những lỗi sai cũ.
>> Điều kiện để sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi
3. Câu cửa miệng: Chỗ này em chưa hiểu, chưa rõ
Nhiều sinh viên ngại, không dám hỏi lại giảng viên khi mình chưa hiểu bài, chưa rõ nội dung kiến thức dù đã tập trung nghe giảng. Sự ngại ngùng đó là một thói quen xấu, cản trở các em tiếp thu kiến thức và kéo điểm trung bình của mình đi xuống. Thật ra, công việc của giảng viên là phải đảm bảo sinh viên hiểu bài, nếu các em có nghe giảng nhưng chưa hiểu thì giảng viên giảng lại là điều hoàn toàn bình thường. Còn nếu sinh viên không tập trung nghe giảng, lo làm việc riêng, lo ra, dẫn tới không hiểu bài thì đó là một câu chuyện khác. Chính vì thế, nếu mình đang nghiêm túc học tập, thì đừng ngại nói với giảng viên rằng “Chỗ này em chưa hiểu, chưa rõ”, đây cũng chính là câu cửa miệng thường gặp của những sinh viên học giỏi. Tuy nhiên, các em cần lưu ý nói một cách tế nhị rằng “Em hiểu như này không biết đúng chưa ạ?”, hoặc “Phần kia em hiểu rồi, nhưng còn phần này em chưa rõ”, để tránh việc giảng viên hiểu lầm rằng mình không nghe giảng nên không hiểu bài.
4. Câu cửa miệng: Mình học bài xong mới đi chơi
Những bạn sinh viên học giỏi sẽ thường sử dụng câu cửa miệng “Mình học bài xong mới đi chơi”, cho dù điều này có thể khiến các bạn ấy bị trêu chọc là đồ mọt sách, suốt ngày chỉ biết cắm mặt vào sách vở, nhưng thật ra đây chính là bí quyết để các bạn ấy đạt điểm số cao, mang về thành tích học tập tốt đấy. Tức là các bạn ấy vẫn đi chơi, vẫn dành thời gian để giải trí, nhưng cần đảm bảo rằng mình học xong hết bài trước, không được ham chơi mà bỏ dở việc học. Chẳng hạn như trong thời gian biểu học tập, những sinh viên nghiêm túc học tập thường sẽ vạch rõ khoảng thời gian nào mình sẽ học môn nào, ôn bài môn nào, cần làm xong những bài tập nào, lúc nào thì mình được giải trí, vui chơi. Tất nhiên, một khi đã lập thời gian biểu học tập thì mình cần nghiêm túc tuân thủ đúng theo lịch trình đó để có thể học tốt, học giỏi hơn.
5. Câu cửa miệng: Để mình làm nhóm trưởng cho
Không phải ngẫu nhiên mà đa số sinh viên học giỏi đều thường xuyên đảm nhận vai trò nhóm trưởng khi làm bài tiểu luận nhóm hoặc thuyết trình nhóm đâu. Một phần là vì các bạn ấy học giỏi nên được cả nhóm tin tưởng giao cho trọng trách, một phần là vì các bạn ấy chủ động nhận vai trò nhóm trưởng để mình có cơ hội nắm vững kiến thức môn học hơn. Nhóm trưởng sẽ là người tìm hiểu trước kiến thức, rồi phân chia công việc cho từng người, theo sát để hỗ trợ các thành viên trong việc tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin, rồi cũng chính là người kiểm duyệt, đảm bảo nội dung bài làm của nhóm chuẩn xác nhất. Chính những đầu việc đó đã giúp nhóm trưởng là người theo sát được nội dung kiến thức môn học, hiểu bài rõ nhất, nắm vững kiến thức môn học nhất, và tất nhiên điều đó sẽ giúp các bạn ấy học giỏi hơn.
Trên đây là 5 câu nói cửa miệng thường gặp của sinh viên học giỏi, các em có thể tham khảo để tự tạo động lực cho mình trong việc học, để mình cố gắng hơn, nỗ lực hơn và đạt kết quả học tập tốt hơn nhé!
>> 5 lỗi sai cần tránh khi làm nhóm trưởng ở đại học
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.