Dù ở bất kỳ công ty nào, làm việc ở bất kỳ vị trí nào, thì thử việc là giai đoạn mà chắc chắn bạn sẽ phải trải qua trước khi trở thành nhân viên chính thức. Đây là giai đoạn để bạn làm quen với công việc, thích nghi với môi trường làm việc, để đánh giá xem mình có khả năng hoàn thành tốt những việc được giao hay không. Chính vì là “thử việc”, nên không ít người đã không đọc kỹ trước khi ký hợp đồng thử việc. Điều này có thể dẫn tới cho bạn nhiều rắc rối, khi chẳng may lỡ ký tên vào một hợp đồng có những điều khoản mà mình chưa đọc kỹ…
>> 3 điều sinh viên mới ra trường cần lưu ý trong 2 tháng thử việc
1. Đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân là điều đầu tiên mà bạn cần phải kiểm tra trước khi ký hợp đồng thử việc, đây là bước quan trọng không thể bỏ qua, và cần phải kiểm tra kỹ chứ không được qua loa, sơ sài. Nếu thông tin cá nhân không chính xác, đặc biệt là phần họ tên và CMND, thì hợp đồng thử việc sẽ không có giá trị. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra kỹ xem hợp đồng thử việc đã có đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân khác chưa, chẳng hạn như giới tính, quên quán, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ, số điện thoại người thân…
2. Mức lương và các phúc lợi khi thử việc
Mức lương và các phúc lợi khi thử việc cũng là điều mà bạn cần kiểm tra kỹ trước khi ký hợp đồng thử việc. Thông thường, mức lương thử việc sẽ bằng 85% mức lương chính thức mà bạn đã deal được với công ty, hoặc một số công ty cũng có thể offer cho nhân viên thử việc mức lương cao hơn một xíu, khoảng 90% mức lương chính thức. Bạn hãy kiểm tra kỹ xem mức lương thử việc đã chính xác chưa nhé.
Đồng thời, các phúc lợi khác khi thử việc cũng cần được quan tâm, chẳng hạn như phụ cấp xăng xe, gửi xe, phụ cấp ăn trưa, thưởng lễ tết, bảo hiểm xã hội (nếu có). Tức là nếu bạn có deal được với công ty rằng khi thử việc mình sẽ được nhận những phúc lợi nào, thì hãy kiểm tra xem chúng có được ghi rõ và đầy đủ trong hợp đồng thử việc chưa.
>> 5 tiêu chí công ty thường dùng để đánh giá nhân viên thử việc
3. Thời hạn thử việc, địa điểm làm việc
Thời hạn thử việc và địa điểm làm việc cũng là những thông tin quan trọng trong hợp đồng thử việc. Thông thường, thời hạn thử việc sẽ kéo dài tối đa 2 tháng, nhưng cũng có một số công ty chỉ cần thử việc 1 tháng. Tuỳ theo bạn deal được thời hạn thử việc là bao lâu, thì hãy kiểm tra xem trong hợp đồng đã ghi chính xác chưa. Bên cạnh đó, nếu công ty có nhiều chi nhánh, bạn cần kiểm tra xem địa điểm làm việc trong hợp đồng có đúng là nơi mà bạn đã thoả thuận với công ty chưa, để tránh trường hợp bị bắt đi làm việc ở một chi nhánh quá xa nơi ở, sẽ cực kỳ bất tiện khi đi làm sau này. Ngoài ra, nếu kỹ tính hơn, bạn cần yêu cầu công ty ghi rõ rằng nếu thay đổi địa điểm làm việc thì không được xa quá bán kính 5km so với địa điểm được ghi trong hợp đồng thử việc.
4. Các quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng thử việc
Trong hợp đồng thử việc và cả hợp đồng chính thức sau này, bạn cần chắc chắn rằng mình đã đọc kỹ các quyền lợi và nghĩa vụ trước khi ký hợp đồng. Nếu có bất kỳ điều gì chưa rõ hoặc chưa đồng tình, hãy thẳng thắn trao đổi với HR để làm rõ và thoả thuận được những quyền lợi, nghĩa vụ phù hợp nhất với nguyện vọng của bản thân.
Đừng nghĩ rằng mình chỉ thử việc 2 tháng thôi nên không cần xem kỹ quền lợi và nghĩa vụ. Bạn có cảm thấy thoải mái khi phải tuân thủ một nghĩa vụ mà bạn không đồng tình trong suốt 2 tháng không? Khó chịu lắm chứ chẳng đùa đâu. Bạn hãy nhớ rằng, sau khi bạn đặt bút ký hợp đồng thử việc, thì bạn sẽ được hưởng toàn bộ quyền lợi được nêu trong hợp đồng, và bạn cũng phải tuân thủ thực hiện đúng và đầy đủ toàn bộ nghĩa vụ có trong hợp đồng. Chính vì thế, đừng bao giờ thấy những điều này dài quá, rồi lười đọc, hoặc đọc đại, đọc qua loa nhé.
5. Các điều khoản liên quan đến bồi thường trong hợp đồng thử việc
Điều cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng mà bạn cần đọc kỹ trước khi ký hợp đồng thử việc chính là các điều khoản liên quan đến bồi thường. Chẳng hạn như là bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (nếu có). Hoặc bồi thường khi làm hư hỏng tài sản, thất thoát tiền bạc của công ty (nếu có). Hoặc bồi thường khi để xảy ra những sai sót trong công việc khiến công ty bị thiệt hại về tiền bạc, tài sản (nếu có). Nói chung là bất kỳ điều khoản nào liên quan đến bồi thường thì bạn đều phải đọc kỹ. Vốn dĩ thử việc thì lương cũng chẳng có bao nhiêu rồi, nên đừng để mình bị vướng vào những khoản bồi thường mà mình chưa nắm rõ nhé.
Trên đây là 5 điều mà bạn cần đọc kỹ trước khi ký hợp đồng thử việc để đảm bảo quyền lợi của mình và tránh mắc phải những rắc rối không mong muốn chỉ vì chưa đọc kỹ hợp đồng thử việc. Chúc bạn sẽ có một giai đoạn thử việc thật nhiều thuận lợi và sẽ sớm trở thành nhân viên chính thức của công ty nhé!
>> Thử việc xong không được nhận thì phải làm sao?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.