Khi lên đại học, sinh viên sẽ phải làm quen với việc làm tiểu luận nhóm theo yêu cầu của giảng viên. Sẽ có rất nhiều môn học khác nhau, với những mảng kiến thức khác nhau, và đó chính là những chủ đề mà các em có thể lựa chọn để làm tiểu luận nhóm ở đại học. Thông thường, bài tiểu luận nhóm sẽ quyết định nhiều đến điểm quá trình của môn học. Vậy tiểu luận nhóm là gì? Có những lưu ý gì để sinh viên làm tiểu luận nhóm được điểm cao?
>> 14 lưu ý để sinh viên thuyết trình nhóm được điểm cao
Tiểu luận nhóm là gì?
Tiểu luận nhóm là một bài luận văn liên quan đến kiến thức môn học, với đề tài do giảng viên chỉ định hoặc sinh viên tự lựa chọn, nhằm giúp sinh viên nắm vững kiến thức môn học, dễ dàng ghi nhớ bài học và có thể liên kết, ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế. Thông thường, sinh viên sẽ được chia nhóm từ 3-6 thành viên để cùng phối hợp với nhau làm tiểu luận nhóm. Kết quả bài tiểu luận nhóm thường sẽ chiếm từ 50% đến 80% điểm quá trình của môn học, chính vì thế, nó cũng ảnh hưởng lớn đến điểm tổng kết trung bình của môn học đó.
6 lưu ý để sinh viên làm tiểu luận nhóm được điểm cao
1. Lựa chọn chủ đề bài tiểu luận
Chủ đề bài tiểu luận sẽ góp phần không nhỏ đến kết quả điểm số của bài tiểu luận và tất nhiên sinh viên cũng cần lưu ý rằng không được lạc đề, không được chọn những đề tài không có nhiều liên quan tới môn học, tốt nhất là các em nên gửi chủ đề mà mình chọn cho giảng viên duyệt trước khi làm.
Bên cạnh đó, về cách chọn chủ đề thì sinh viên cũng cần lưu ý rằng nếu chọn chủ đề quá đơn giản, thì các em sẽ không có nhiều đất diễn, bài tiểu luận sẽ khá đơn giản, khó lòng được điểm cao. Ngược lại, nếu chọn chủ đề quá phức tạp thì sẽ tạo cơ hội để các em ghi điểm trong mắt giảng viên nếu mình làm tốt, nhưng nếu làm chưa tới, nghiên cứu chưa kỹ, hiểu chưa sâu, thì cũng có thể sẽ bị đánh giá thấp. Nói chung là mình nên lựa chọn chủ đề bài tiểu luận sao cho vừa sức.
2. Phân chia công việc và thảo luận nhóm
Một lưu ý cực kỳ quan trọng để sinh viên làm tiểu luận nhóm được điểm cao chính là cần phải làm việc nhóm tốt, nhóm trưởng phân chia công việc theo đúng điểm mạnh của mỗi người, và các thành viên cũng cần phối hợp nhịp nhàng với nhau trong suốt quá trình làm tiểu luận nhóm.
Khi đó, có thể mỗi tuần các em sẽ phải họp nhóm 2-3 lần để đảm bảo tiến độ bài tiểu luận, tất nhiên lúc đó việc thảo luận nhóm cũng cần được diễn ra một cách sôi nổi, tránh việc chỉ có 1-2 thành viên lên tiếng, nêu lên quan điểm, trao đổi về nội dung bài làm. Khi mọi người cùng hiểu rõ kiến thức và cùng nhau thảo luận, tranh biện, thì mới có thể hoàn thành bài tiểu luận nhóm tốt.
>> Thảo luận nhóm không ra kết quả thì phải làm sao?
3. Thu thập và xác thực thông tin trong bài làm
Bài tiểu luận là kết quả của quá trình tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng của sinh viên về chủ đề mà mình đã chọn. Chính vì thế, tất cả thông tin trong bài tiểu luận nhóm đều cần được xác thực và đảm bảo độ chính xác. Để làm tiểu luận nhóm được điểm cao, sinh viên cần đặc biệt lưu ý điều này, không được đưa bất kỳ thông tin chưa kiểm chứng, có nguồn không rõ ràng vào bài làm. Đồng thời, khi trích dẫn các thông tin và cơ sở lý thuyết trong bài làm, thì các em cũng cần dẫn nguồn đầy đủ, để củng cố thêm độ xác thực cho bài tiểu luận.
4. Ứng dụng kiến thức môn học vào bài tiểu luận
Giảng viên yêu cầu sinh viên làm tiểu luận nhóm để các em có thể hiểu rõ kiến thức, nắm rõ bản chất kiến thức và có khả năng ứng dụng kiến thức môn học vào thực tế. Chính vì thế, đây là một tiêu chí quan trọng, quyết định lớn đến kết quả bài tiểu luận nhóm. Hãy đảm bảo rằng khi làm tiểu luận nhóm, toàn bộ thành viên đều đã nắm vững kiến thức về chủ đề bài làm, đồng thời, mọi người đều biết cách ứng dụng, liên hệ kiến thức đó vào trong thực tế, vì bên cạnh việc chấm điểm bài trình bày, thì giảng viên cũng có thể sẽ hỏi ngẫu nhiên một thành viên trong nhóm để kiểm tra xem các em đã vững kiến thức chưa, nếu có bất kỳ thành viên nào còn mơ hồ kiến thức, cả nhóm sẽ bị trừ điểm bài tiểu luận.
>> 5 lỗi sai thường gặp khi sinh viên làm việc nhóm ở đại học
5. Chú ý hình thức bài tiểu luận nhóm
Bên cạnh nội dung thì hình thức bài tiểu luận nhóm cũng ảnh hưởng đến điểm số của các em. Thông thường, hình thức sẽ chiếm từ 10% đến 20% điểm bài tiểu luận nhóm. Bên cạnh đó, nếu bài làm được trình bày rõ ràng, chỉn chu, thì cũng sẽ tạo được thiện cảm với giảng viên, từ đó, giảng viên sẽ chấm bài với tâm trạng thoải mái hơn, cũng góp phần tác động đến điểm số bài tiểu luận nhóm. Ngược lại, nếu bài tiểu luận nhóm có hình thức sơ sài, lủng củng, cẩu thả… thì sẽ tạo ấn tượng xấu, khiến giảng viên chấm bài với tâm trạng khó chịu, gây ảnh hưởng không tốt đến điểm số.
6. Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi nộp bài
Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi nộp bài cũng là điều sinh viên cần lưu ý để làm tiểu luận nhóm được điểm cao. Hãy đảm bảo rằng các em đã đọc lại, kiểm tra và khắc phục đầy đủ các lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trình bày, lỗi nội dung… trong bài làm của mình. Đây là trách nhiệm chung của cả nhóm, chứ không phải là nhiệm vụ của riêng nhóm trưởng hay bất kỳ thành viên nào cả, nó ảnh hưởng đến điểm số chung của cả tập thể, đừng bao giờ để điểm số của mình bị phụ thuộc vào người khác nhé.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các em hiểu rõ về cách làm tiểu luận nhóm và lưu ý để làm tiểu luận nhóm được điểm cao. Chúc các em hoàn thành tốt bài làm của mình nhé!
>> Làm việc nhóm thế nào khi mọi người luôn than bận?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.