Khi gần tốt nghiệp ra trường, sinh viên sẽ cực kỳ quan tâm tới những hành trang mà mình cần chuẩn bị để có thể thuận lợi khi xin việc sau này. Một trong những hành trang ấy chính là bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn liên quan tới vị trí ứng tuyển. Khi tìm hiểu về bằng cấp, các em sẽ bắt gặp khái niệm bằng cử nhân. Vậy bằng cử nhân là gì, có những xếp loại nào? Bằng cử nhân có phải là bằng đại học không, nó có giá trị thế nào khi xin việc?
>> 4 bất lợi khi xin việc mà không có bằng đại học
Bằng cử nhân đại học là gì?
Bằng cử nhân là tấm bằng được cấp cho sinh viên sau khi hoàn tất chương trình đại học chính quy, nhằm chứng nhận rằng các em đã tích luỹ đủ kiến thức, nắm vững những chuyên môn cơ bản liên quan đến chuyên ngành mà mình theo học. Bằng cử nhân là mục tiêu và cũng là thử thách quan trọng nhất mà sinh viên cần vượt qua, đó cũng có thể được xem là một thành tích đầu đời của các em trước khi bước vào hành trình tìm việc làm sau khi ra trường. Khi tốt nghiệp đại học chính quy, sinh viên sẽ được gọi là cử nhân, kèm theo tên chuyên ngành mà mình theo học, chẳng hạn như “cử nhân marketing”.
Tốt nghiệp bằng cử nhân có những xếp loại nào?
Sau khi hiểu rõ bằng cử nhân đại học là gì, thì sinh viên sẽ tiếp tục thắc mắc rằng tốt nghiệp bằng cử nhân có những xếp loại nào? Tất nhiên, bằng cử nhân sẽ có nhiều cấp bậc xếp loại theo học lực của sinh viên, những bạn nào học tốt, nắm vững kiến thức, có điểm trung bình tích luỹ cao, thì sẽ ở xếp loại cao hơn, gặp nhiều thuận lợi hơn khi viết CV xin việc sau này. Ngược lại, những sinh viên chưa tập trung học, chưa vững kiến thức, điểm trung bình tốt nghiệp cũng chỉ ở mức tương đối, thì sẽ phải chấp nhận cầm trên tay tấm bằng cử nhân với xếp loại thấp hơn, gặp nhiều bất lợi hơn khi ứng tuyển việc làm. Cụ thể, bằng cử nhân đại học bao gồm những xếp loại sau (theo thang điểm 10):
- Bằng cử nhân đại học loại Xuất Sắc: Điểm trung bình tích luỹ từ 9.0 đến 10.0;
- Bằng cử nhân đại học loại Giỏi: Điểm trung bình tích luỹ từ 8.0 đến 8.9;
- Bằng cử nhân đại học loại Khá: Điểm trung bình tích luỹ từ 7.0 đến 7.9;
- Bằng cử nhân đại học loại Trung Bình: Điểm trung bình tích luỹ từ 5.0 đến 6.9.
Còn nếu xét theo thang điểm 4, thì bằng cử nhân đại học sẽ được xếp loại như sau:
- Bằng cử nhân đại học loại Xuất Sắc: Điểm trung bình tích luỹ từ 3.6 đến 4.0;
- Bằng cử nhân đại học loại Giỏi: Điểm trung bình tích luỹ từ 3.2 đến 3.5;
- Bằng cử nhân đại học loại Khá: Điểm trung bình tích luỹ từ 2.5 đến 3.1;
- Bằng cử nhân đại học loại Trung Bình: Điểm trung bình tích luỹ từ 2.0 đến 2.4.
Đối với bằng cử nhân xếp loại Khá và Trung Bình, thì sinh viên chỉ cần quan tâm đến kết quả điểm trung bình tích luỹ toàn bộ chương trình học của mình. Nhưng nếu đặt mục tiêu rằng mình sẽ tốt nghiệp loại Giỏi, loại Xuất Sắc, thì sinh viên cần lưu ý tránh học lại quá 5% tổng số tín chỉ của chương trình học, vì như thế các em sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp xuống 1 bậc, tức là hạ từ Xuất Sắc xuống Giỏi, hoặc hạ từ Giỏi xuống Khá một cách đáng tiếc.
>> Sinh viên học cải thiện có bị hạ bằng đại học không?
Bằng cử nhân có phải bằng đại học không?
Sau khi tìm hiểu bằng cử nhân đại học là gì, có những xếp loại nào, thì nhiều sinh viên sẽ cảm thấy quen quen, nó có khá nhiều điểm tương đồng với bằng đại học. Vậy bằng cử nhân có phải bằng đại học không? Theo đúng quy định về các loại bằng cấp, thì chỉ tồn tại bằng cử nhân, do trường đại học cấp cho những sinh viên đã hoàn tất chương trình đại học chính quy, chứ không có khái niệm bằng đại học. Tức là bằng đại học là cách gọi phổ biến và quen thuộc của bằng cử nhân, hay nói chính xác hơn thì bằng đại học chính là bằng cử nhân. Chúng ta thường hay quen với tên gọi “bằng đại học”, khiến cụm từ ấy trở nên cực kỳ thông dụng, có phần lấn át “bằng cử nhân”, chứ thực chất bằng cử nhân mới là bằng cấp nằm trong quy định chính thức của chương trình giáo dục tại Việt Nam. Nếu học cao lên thêm, thì bên cạnh bằng cử nhân, sinh viên có thể nhận thêm bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, nhằm củng cố thêm học vị và tăng cơ hội việc làm cho mình.
Bằng cử nhân có giá trị thế nào khi xin việc?
Bằng cử nhân chính là bằng đại học, cử nhân quản trị kinh doanh là những sinh viên đã tốt nghiệp đại học ngành quản trị kinh doanh. Chính vì thế, bằng cử nhân sẽ có giá trị tương đương với bằng đại học khi xin việc. Trong vòng CV, nhà tuyển dụng sẽ check xem ứng viên đã tốt nghiệp trường nào, có bằng cử nhân ngành gì, xếp loại tốt nghiệp ra sao, để đánh giá tổng quan về kiến thức chuyên ngành của ứng viên. Tất nhiên, đây chỉ là cơ sở đánh giá ban đầu, còn việc bạn có được nhận vào công ty làm việc chính thức hay không, thì vẫn còn phụ thuộc vào kết quả vòng phỏng vấn, khi nhà tuyển dụng trực tiếp đặt các câu hỏi về đến kiến thức, chuyên môn, kỹ năng mềm liên quan đến công việc, xem bạn có nhạy bén và trả lời tốt hay không. Tức là bằng cử nhân đại học sẽ là chìa khoá giúp bạn tạm thời vượt qua vòng CV xin việc, nhưng phần còn lại sẽ phụ thuộc vào kết quả buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng, chứ việc được công ty nhận hay không nó sẽ không chỉ phụ thuộc vào một tấm bằng, xem bạn tốt nghiệp trường nào, hay xếp loại bằng cao hay thấp nữa.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ bằng cử nhân đại học là gì, có những xếp loại nào? Bằng cử nhân có phải là bằng đại học không, nó có giá trị thế nào khi xin việc? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Bằng đại học có quyết định thành công của bạn không?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.