Học ngành đó rồi sau này khó tìm việc. Gia đình đã định hướng sẵn ngành học rồi, tại sao con lại đòi học ngành khác? Không ít tân sinh viên đang đối mặt với những câu hỏi tương tự từ phụ huynh. Tuổi đời còn nhỏ, chưa có nhiều va chạm với cuộc sống, và cũng không muốn cãi ba mẹ, nhưng thật sự các em vẫn muốn theo đuổi ngành mình thích. Vậy làm sao để thuyết phục được ba mẹ? Ngành mình thích, nhưng gia đình không cho học thì sao?
>> Chọn ngành học theo sở thích hay theo ý gia đình?
Gia đình phản đối gay gắt về ngành học
Chọn được ngành mình thích đã khó rồi, vậy mà khi cố gắng tìm hiểu, cân nhắc, lựa chọn xong, thì tân sinh viên lại vướng phải sự phản đối gay gắt từ gia đình, với rất nhiều lý do được nêu ra, chẳng hạn như ngành đó tương lai khó tìm việc, lương không cao, không có người quen làm bên ngành đó, hoặc ngành đó lạ quá, thôi học ngành quen thuộc sẽ dễ có việc làm hơn,… Bây giờ, nếu tân sinh viên răm rắp nghe theo sự sắp đặt của ba mẹ, chọn học ngành mà phụ huynh đã quyết định từ trước, trong khi mình cũng không thích, không có hứng thú lắm, thì khả năng cao rằng các em sẽ không có động lực, càng học càng thấy mệt mỏi, chán nản, học mãi không hiểu, khiến kết quả học tập sa sút, điểm kém,…
Cho dù đó là một ngành dễ tìm việc khi ra trường, hoặc gia đình có người quen có thể giới thiệu công việc ngay khi tốt nghiệp, nhưng với học lực không tốt, điểm GPA thấp, chưa nắm vững kiến thức, thì cũng khó có công ty nào đồng ý tuyển vào làm việc. Thật sự, yếu tố quan trọng nhất để tìm được việc làm tốt sau khi ra trường chính là phải nắm vững kiến thức chuyên ngành. Chứ lúc đó kinh nghiệm làm việc chưa có, thì chỉ có kiến thức mới là lợi thế giúp sinh viên mới ra trường cạnh tranh trong cuộc đua tuyển dụng. Nếu không muốn bị bắt ép học ngành mình không thích, không có hứng thú, rồi ra trường không nắm vững kiến thức, chật vật khi tìm việc, thì bây giờ sinh viên phải làm sao để thuyết phục gia đình?
>> Chọn chuyên ngành có khó không, sinh viên cần lưu ý gì?
Ngành mình thích, nhưng gia đình không cho học thì sao?
Ba mẹ luôn mong muốn con mình có tương lai tốt đẹp, có việc làm ổn định, sự nghiệp vững chắc, nên nhiều bậc phụ huynh đã cố gắng cho con học trường chuyên, lớp chọn, sẵn sàng đóng nhiều tiền để con được học ở môi trường tốt, chuẩn quốc tế. Và chuyện ba mẹ tự định hướng chuyên ngành, công việc cho con từ sớm, cũng xuất phát từ tình yêu thương, muốn chăm lo kỹ lưỡng cho tương lai của con mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào phụ huynh cũng có quyết định đúng 100%, nhất là khi chọn ngành học, người học, người đi làm theo ngành đó trong tương lai là các em, các bạn tân sinh viên, chứ không phải ba mẹ. Hơn ai hết, chính bản thân tân sinh viên phải là người tự tìm hiểu, so sánh, cân nhắc giữa nhiều ngành học để quyết định xem đâu là ngành phù hợp với công việc mình muốn theo đuổi trong tương lai. Trong việc tư vấn chọn ngành, hướng nghiệp, gia đình và thầy cô chỉ là người góp ý, chứ không nên là người ra quyết định rồi bắt ép tân sinh viên phải chọn theo.
Để thuyết phục gia đình cho học ngành mình thích, một cách hợp tình hợp lý, thẳng thắn nhưng không vô lễ, không tranh cãi gay gắt, thì tân sinh viên có thể tham khảo cách trao đổi sau. Đầu tiên, hãy chia sẻ rằng nếu bây giờ gia đình yêu cầu các em học một ngành mà mình không thích, thì sẽ không có động lực để học, nhất là khi ở đại học kiến thức sẽ nhiều, khó, phức tạp, mà không có cảm hứng với môn học, với ngành học, thì sẽ khó lòng học tốt. Khi học không tốt sẽ khéo theo việc bị điểm kém, rớt môn, nợ môn, thậm chí ra trường trễ hoặc tốt nghiệp loại trung bình, thì với kết quả như vậy cũng sẽ khó tìm việc làm, cho dù gia đình có người quen giới thiệu thì vô công ty cũng khó lòng làm tốt công việc được giao, vì đang bị hổng kiến thức chuyên ngành.
Tiếp theo, hãy thuyết phục gia đình rằng ngành mà tân sinh viên thích là điều mà các em đã cân nhắc kỹ, tìm hiểu nhiều thông tin, về các môn học, về chuyên ngành, về công việc tương lai, và cảm thấy hứng thú, muốn theo đuổi công việc liên quan tới ngành đó trong tương lai. Đồng thời, bản thân các em cũng có những điểm mạnh phù hợp với ngành này, chẳng hạn như khả năng tư duy, phân tích dữ liệu tốt nên sẽ phù hợp với khối ngành về kỹ thuật, bách khoa, data, hoặc các em có kỹ năng giao tiếp tốt, hướng ngoại, năng động, sẽ phù hợp với các ngành như quản trị kinh doanh, thương mại, ngoại thương, marketing, truyền thông, các công việc mà sau này sẽ tiếp xúc, giao tiếp nhiều với con người, với khách hàng, đối tác, thay vì bắt ép bản thân phải theo đuổi một ngành nghề mà công việc tương lai chủ yếu là ngồi làm giấy tờ, sổ sách, làm việc với máy tính, data,…
Khi tân sinh viên phân tích được cụ thể như vậy, thì ba mẹ sẽ hiểu rằng các em đã có ý thức tốt về công việc tương lai, đã tự tìm hiểu và có định hướng riêng cho bản thân một cách nghiêm túc, là công việc đam mê lâu dài, chứ không phải chỉ là mong muốn, sở thích nhất thời, hay là bắt chước theo bạn bè. Và khả năng rất cao rằng gia đình sẽ bị thuyết phục, sẽ đồng ý cho tân sinh viên theo học ngành mình thích, chứ sẽ không nhất quyết bắt ép các em theo ngành khác nữa.
Bài viết này đã giải đáp băn khoăn của tân sinh viên rằng ngành mình thích, nhưng gia đình không cho học thì sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Hối hận vì chọn ngành không suy nghĩ, có nên học lại ngành khác?
—