Bị Đổ Lỗi, Vu Oan – Phải Làm Sao Để Làm Rõ Trắng Đen?

Tự nhiên đang yên đang lành, đang vui vẻ yêu đời, tự dưng bạn lại gặp phải những chuyện từ trên trời rơi xuống, mình không biết, mình không làm, không liên quan, mà tự dưng lại bị đổ lỗi, vu oan. Lúc đó, chắc chắn bạn sẽ cực kỳ bực mình, nhưng giận quá mất khôn, khi không giữ được bình tĩnh thì bạn có thể có một số hành vi thiếu chính xác, khiến mọi chuyện trầm trọng hơn. Vậy khi bị đổ lỗi, vu oan, thì phải làm sao để làm rõ trắng đen?

>> Gặp đồng nghiệp soi mói, nhiều chuyện thì phải làm sao?

Cảm giác bị đổ lỗi, vu oan sẽ ra sao?

Cảm giác bị đổ lỗi, vu oan tất nhiên sẽ không hề dễ chịu, vì mình đâu có làm gì, mình hoàn toàn ngay thẳng, vậy mà tự dưng lại bị người khác đặt điều, vu khống cho những chuyện sai sự thật. Càng nghĩ tới lại càng thấy bực mình, mà bỏ qua cũng không được, vì nếu bạn im lặng không xử lý, thì khả năng cao rằng mọi người xung quanh sẽ cho rằng bạn thật sự có lỗi, vậy là lại phải mất thời gian, phải bận tâm đi giải quyết những điều không phải do mình gây ra, những điều bị đổ lỗi, vu oan. Khi đó, bạn sẽ rơi vào 3 trạng thái tâm lý: Bực bội, bị mất thời gian và nhất quyết muốn làm rõ trắng đen, muốn tìm ra ai là kẻ đứng sau mọi chuyện, dám ngang nhiên bịa đặt, đổ lỗi, vu oan cho mình.

Những trường hợp bị đổ lỗi, vu oan thường gặp

Trước khi tìm hướng giải quyết vấn đề, thì bạn nên điểm quá một số trường hợp bị đổ lỗi, vu oan thường gặp, xem mình đang nằm trong trường hợp nào để tìm cách xử lý sao cho phù hợp nhất:

  • Bị đổ lỗi, vu oan vì có xích mích với người khác nên họ đặt điều, hãm hại, vu khống;
  • Người khác có lỗi nhưng muốn lấp liếm, nên tìm cách đổ lỗi, và bạn vô tình làm nạn nhân;
  • Bạn có những hành vi vô tình, không có ý xấu, nhưng bị người khác thêu dệt theo hướng xấu;
  • Bạn quá giỏi, xuất sắc, được đánh giá cao, nên bị người khác đổ lỗi, vu oan để hạ bệ, làm mất danh dự;
  • Bạn bị đối thủ chơi xấu, tạo nên những câu chuyện không có thật, vu oan, cạnh tranh không lành lạnh;
  • Bạn tốt bụng, ngây thơ, nên bị lợi dụng lòng tốt để đổ lỗi, vu oan mà không hề hay biết…

>> 6 kiểu người toxic sẽ kiềm hãm sự phát triển của bạn

Liệt kê những điểm vô lý, những bằng chứng minh oan

Cây ngay không sợ chết đứng, khi bạn là người ngay thẳng, chẳng làm gì sai, bất kỳ chuyện gì bạn làm cũng đều minh bạch, rõ ràng, đúng luật, thì bạn chẳng có gì phải sợ, cho dù người khác có cố tình chơi xấu, đổ lỗi, vu oan để hãm hại, thì bạn vẫn sẽ có cơ sở để chứng minh bạn trong sạch. Lúc này, bạn cần phải giữ bình tĩnh, không nổi nóng, không làm loạn mọi chuyện lên, thay vào đó, bạn hãy tìm hiểu rõ toàn bộ câu chuyện, sau đó, liệt kê những điểm vô lý, không căn cứ, mơ hồ trong câu chuyện bịa đặt ấy. Song song đó, bạn cũng cần liệt kê toàn bộ những bằng chứng minh oan, chứng minh rằng mình vô tội, mình đang bị đổ lỗi, vu oan một cách trắng trợn. Khi bạn nắm trong tay càng nhiều bằng chứng, với lập luận càng chặt chẽ, thuyết phục, thì bạn đang ở trong thế chủ động, đang toàn quyền quyết định cục diện vấn đề, và lúc này, bạn chỉ cần đào sâu vào để làm rõ trắng đen, tìm ra kẻ đứng sau sự việc đang muốn hãm hại mình là ai?

Điều tra tin đồn xuất phát từ đâu, liệu ai là kẻ đứng sau?

Để điều tra rõ ngọn ngành câu chuyện và xử lý tận gốc từ kẻ chủ mưu, thì bạn cần phải điều tra xem tin đồn ấy xuất phát từ đâu, người ngày nghe ở đâu, người kia nghe ở đâu, bắt đầu từ khi nào, cứ lần theo từng chút một, thì bạn sẽ sớm tìm được nơi xuất phát, nơi bắt nguồn những lời bịa đặt khiến mình bị đổ lỗi, vu oan suốt bấy lâu nay. Khi đó, chân tướng sự việc đang dần được tỏ tường, và khả năng cao rằng bạn sẽ tìm ra ai là kẻ đứng sau sự việc, và tất nhiên đó là một người có quen biết bạn, chứ không có người lạ nào tự dưng lại đặt điều vu oan cho bạn một cách vô cớ. Lúc đó, bạn vẫn cần phải giữ bình tĩnh, tránh trường hợp có những lời nói, hành động không hay, động tay động chân, khiến mình bị mất hình tượng, và khiến cho đối phương có thêm lý lẽ để bật lại mình, vì cho rằng bạn đã có hành vi không đúng mực với họ. Cách xử lý phù hợp nhất trong trường hợp này chính là hãy bình tĩnh nói chuyện, ba mặt một lời để minh oan, làm rõ trắng đen.

>> Phẫn nộ đỉnh điểm khi làm việc nhóm với 5 kiểu người này

Làm rõ trắng đen, ba mặt một lời để minh oan

Trước khi có những biện pháp mạnh tay để xử lý vấn đề, tố cáo kẻ đang vu oan cho mình, thì bạn nên ngồi nói chuyện, trao đổi thẳng thắn, tường tận toàn bộ sự việc, và theo dõi thái độ của đối phương, nếu họ đã nhận sai, đã ý thức được hành vi sai trái và chân thành xin lỗi, hứa sẽ đứng ra giải quyết sự việc để minh oan cho bạn, thì xem như đôi bên đã tự hoà giải, tự thoả thuận để xử lý sự việc, không nhất thiết phải làm rùm beng lên. Tuy nhiên, nếu đối phương vẫn ngoan cố không thừa nhận, hoặc thậm chí có thái độ ngông cuồng, dùng lời lẽ bất lịch sự với bạn, thì chẳng còn gì để nói, bạn bắt buộc phải trình báo sự việc lên cơ quan có thẩm quyền, kèm theo những bằng chứng cụ thể, để họ xử lý, chứ không việc gì phải im lặng chịu trận khi bị người khác đổ lỗi, vu oan, bịa đặt những câu chuyện không có thật.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng bị đổ lỗi, vu oan, thì phải làm sao để làm rõ trắng đen? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Thấy đồng nghiệp làm sai thì nhắc nhở hay bỏ qua?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Sinh Viên Bảo Lưu Vì Bị Ốm Nhập Viện Có Được Không?

Học Kế Toán Làm Kinh Doanh Quốc Tế Có Được Không?

Có Cần Nộp Kèm Bằng Tiếng Anh Khi Xin Việc Không?