Bị Mất Bằng Đại Học, Bằng Cử Nhân Có Xin Cấp Lại Được Không?

Bằng đại học là một trong những giấy tờ quan trọng cần có trong hồ sơ xin việc. Vẫn có một số công ty không yêu cầu, không quá quan trọng chuyện bằng cấp, nhưng đa số công ty sẽ yêu cầu ứng viên phải nộp bằng đại học hoặc các bằng cấp, chứng chỉ liên quan trong hồ sơ xin việc, nhất là khi đó là những công ty lớn, có quy trình tuyển dụng bài bản. Nhưng lỡ bị mất bằng đại học thì sao? Có xin cấp lại bằng đại học, bằng cử nhân được không?

>> Bằng đại học có cần thiết không, có đánh giá đúng năng lực không?

Nguyên nhân vì sao bạn bị mất bằng đại học?

Khi xin cấp lại bất kỳ chứng chỉ, bằng cấp, giấy tờ nào, thì điều đầu tiên mà bạn được hỏi và chắc chắn cần trình bày rõ, đó chính là vì sao bạn cần xin cấp lại? Nguyên nhân vì sao bạn bị mất bằng đại học? Lúc này, bạn chỉ cần nói đúng sự thật, có gì nói đó, miễn sao bạn có lý do là được, chứ không nhất thiết đó phải là một lý do quá ghê gớm, quá thuyết phục.

Thông thường, khi ứng tuyển việc làm, nhà tuyển dụng sẽ chỉ giữ lại bản sao, hoặc bản photo công chứng, chứ các công ty sẽ không giữ bản gốc của bằng cử nhân, có chăng chỉ là cầm để xem, đối chiếu, rồi trả lại bạn ngay lập tức. Chính vì thế, bạn không thể nói rằng do công ty cũ giữ rồi làm thất lạc, hoặc công ty cũ không trả lại bằng gốc cho bạn, hoặc nếu thật sự có chuyện đó xảy ra, thì công ty đó đang làm sai luật, và bạn cũng có một phần lỗi sai vì đã không nắm rõ luật nên vô tư giao bằng đại học gốc cho công ty.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều lý do khác, chẳng hạn như đơn giản và phổ biến nhất chính là vì lâu ngày không sử dụng, không dùng đến, nên đã bị thất lạc mất bằng đại học, dù bạn đã cố gắng tìm rất kỹ, lục khắp nhà nhưng vẫn không tìm được. Hoặc cũng có thể do bạn chuyển nhà, chuyển nơi ở, nên bị thất lạc mất bằng đại học từ lúc nào không biết. Hoặc cũng có một số trường hợp hy hữu rằng bằng cử nhân bị cháy, bị ướt, bị trẻ con xé rách,… thì cũng cần phải xin cấp lại.

Bị mất bằng đại học, bằng cử nhân có xin cấp lại được không?

Quay trở lại với câu hỏi được nêu ra ở đầu bài viết, bị mất bằng đại học, bằng cử nhân có xin cấp lại được không? Câu trả lời là có, Bộ Giáo dục & Đào tạo hoàn toàn thoải mái trong việc xin cấp lại bằng cử nhân, miễn sao bạn liên hệ đúng cơ quan có thẩm quyền đang quản lý sổ gốc của mình và hoàn thành đầy đủ các thủ tục cần thiết là được. Bạn không có gì phải ngại, vì thật ra chuyện cấp lại bằng đại học cũng không phải là hiếm, và đây cũng là nghiệp vụ bình thường, làm theo đúng quy định, chứ không phải là trường hợp gì quá phức tạp.

Bạn cần lưu ý rằng bằng đại học được cấp lại sẽ là bản sao, chứ không phải bản chính, vì bản gốc chỉ được cấp 1 lần duy nhất khi sinh viên tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, bản sao bằng đại học, bằng cử nhân vẫn có giá trị sử dụng tương đương như bản gốc, vẫn dùng để xin việc bình thường, nên bạn không có gì phải lo lắng, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bằng gốc để đối chiếu thì bạn chỉ cần thông tin rằng bằng gốc đã bị mất, đây là bản sao mà bạn đã liên hệ trường đại học để xin cấp lại, có thể kèm theo các giấy tờ liên quan mà bạn đã giữ lại hoặc chụp lại trong quá trình làm thủ tục xin cấp lại bằng đại học để chứng minh là được. Vậy thủ tục xin cấp lại bằng đại học như thế nào?

>> Bằng đại học có quyết định thành công của bạn không?

Thủ tục xin cấp lại bằng đại học như thế nào?

Về thủ tục xin cấp lại bằng đại học, trước tiên bạn phải chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ, giấy tờ cần thiết, bao gồm đơn đề nghị cấp bản sao bằng đại học (mẫu có sẵn của cơ quan có thẩm quyền), điền đầy đủ thông tin liên quan tới bằng đại học của mình, kèm theo bản chính hoặc bản sao có công chứng CMND/CCCD để nhà trường đối chiếu, xác thực thông tin. Trong trường hợp người xin cấp lại bằng đại học không phải chính chủ, mà là cha mẹ, người thân, thì cần phải có giấy uỷ quyền chính thức.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thì bạn cần nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện đến cho cơ quan có thẩm quyền cấp lại bằng đại học, chờ xét duyệt hồ sơ, nếu có điều gì cần bổ sung, hoặc còn thiếu sót, thì bên cơ quan sẽ liên hệ lại với bạn. Sau khi hồ sơ được thông qua, thì sẽ trả bản sao bằng đại học cho bạn trong cùng ngày, hoặc vào ngày làm việc tiếp theo, hoặc chậm nhất là trong 5 ngày kế tiếp, chứ sẽ không kéo dài hơn.

Lệ phí xin cấp lại bằng cử nhân là bao nhiêu?

Sau khi giải đáp rằng bị mất bằng đại học có xin cấp lại được không, thủ tục như thế nào, thì nhiều bạn cũng thắc mắc rằng lệ phí xin cấp lại bằng cử nhân là bao nhiêu? Tất nhiên xin cấp lại bằng đại học thì phải có lệ phí, bao gồm chi phí in ấn, và làm các thủ tục, giấy tờ, xét duyệt hồ sơ hành chính, nhưng số tiền cần đóng sẽ không quá nhiều, thường chỉ dao động trong khoảng 30.000đ – 50.000đ/bản, hoặc cao lắm cũng lên tới tầm 80.000đ/bản, chứ sẽ không cao hơn. Bạn chỉ cần lấy đơn giá ấy nhân với số lượng bản sao bằng cử nhân mà mình muốn xin cấp lại thì sẽ ra được tổng lệ phí cần đóng là bao nhiêu. Chẳng hạn như bạn cần xin cấp lại 3 bản sao bằng đại học, thì lệ phí sẽ dao động trong khoảng 90.000đ – 150.000đ, hoặc cao lắm là 240.000đ.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng bị mất bằng đại học, bằng cử nhân có xin cấp lại được không, thủ tục như thế nào? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Bằng đại học từ khá trở lên mới tìm được việc làm?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?