Cách Làm Tiểu Luận Điểm Cao Không Sao Chép Ý Tưởng

Tiểu luận là một bài luận văn dài khoảng 10-20 trang, với chủ đề liên quan tới nội dung kiến thức môn học, nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của sinh viên. Giảng viên thường sẽ cho đề tài vào buổi học đầu tiên, và cho thời gian khoảng 3-4 tuần để sinh viên hoàn thành, dưới hình thức nhóm hoặc cá nhân, rồi sau đó nộp lại để tính điểm, ảnh hưởng nhiều tới điểm trung bình môn học, quan trọng không kém bài thi cuối kỳ. Nếu biết cách làm tiểu luận, các em sẽ tối ưu được điểm trung bình môn học, tăng khả năng tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc, nhưng lưu ý rằng không được đạo văn, vì sẽ bị trừ điểm rất nặng. Trong bài viết này, Tự Tin Vào Đời sẽ bật mí cách làm tiểu luận điểm cao nhưng không sao chép ý tưởng.

Đại học có làm tiểu luận nhiều không?

Trước khi đi vào cách làm bài tiểu luận, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem ở đại học có làm tiểu luận nhiều không? Thông thường, khoảng 30% môn học sẽ yêu cầu sinh viên phải làm bài tiểu luận để lấy điểm, khoảng 30% sẽ làm bài thuyết trình nhóm, phần còn lại là các hình thức kiểm tra kiến thức khác, chẳng hạn như kiểm tra giữa kỳ, thực hành, vấn đáp,… Với xác suất 30%, thì cứ khoảng 3 môn học, sẽ có 1 môn sinh viên phải làm tiểu luận.

Nếu toàn bộ chương trình học của sinh viên có 50 môn, thì các em sẽ phải làm tiểu luận khoảng 15 lần, một con số không hề nhỏ, bạn nào biết cách làm bài tiểu luận thì đương nhiên sẽ có lợi thế điểm số hơn rất nhiều. Hãy cùng xem ngay cách làm tiểu luận điểm cao trong phần tiếp theo!

>> 6 lưu ý khi sinh viên lần đầu làm bài tiểu luận ở đại học

Cách làm tiểu luận điểm cao không sao chép ý tưởng

Lưu ý đầu tiên và cực kỳ quan trọng trong cách làm tiểu luận điểm cao chính là sinh viên phải nắm được cấu trúc mẫu của một bài tiểu luận, rằng nó bao gồm những phần nào, những nội dung bắt buộc nào, thứ tự nội dung được sắp xếp ra sao để mạch lạc, logic, giải đáp rõ được chủ đề mà giảng viên đưa ra. Đồng thời, sinh viên cũng cần dành thời gian tìm hiểu về cách trình bày hình thức, trang bìa, trang mở đầu, lời kết, mục lục, đánh số trang, giãn cách dòng, size chữ,… sao cho đúng với yêu cầu giảng viên, những yêu cầu này đều sẽ được giảng viên liệt kê trong buổi học đầu tiên, hoặc vào ngày mà giảng viên bắt đầu giao bài tiểu luận cho sinh viên thực hiện. Nhiệm vụ của các em là lắng nghe kỹ, ghi chép lại một cách đầy đủ, chi tiết, rồi sau này cứ thế mà làm theo, còn nếu bạn nào chủ quan, không tập trung nghe và ghi lại, lỡ sau này vi phạm, không đáp ứng đủ tiêu chí đã được dặn trước, thì sẽ bị trừ khoảng 2-3 điểm trong bài tiểu luận, lẽ ra đang được 8 điểm, mà lại bị tuột xuống chỉ còn 5-6 điểm rất đáng tiếc.

Phần lớn điểm bài tiểu luận sẽ liên quan tới nội dung kiến thức, sinh viên cần dành thời gian tìm hiểu kỹ, đọc nhiều tài liệu, giáo trình để đảo bảo rằng mình đã hiểu rõ nội dung, hoặc nếu làm tiểu luận nhóm thì toàn bộ thành viên trong nhóm cũng đều phải hiểu bài, nắm kiến thức, nếu giảng viên hỏi bất chợt 1 bạn mà không trả lời được, thì cả nhóm sẽ bị trừ điểm. Việc nắm kiến thức cũng giúp sinh viên tự tin và thuận lợi hơn khi làm bài tiểu luận, sẽ không cần phải tìm hiểu hay tham khảo bài của người khác trên mạng, nên sẽ hạn chế tối đa việc sao chép ý tưởng, sẽ không có rủi ro bị check đạo văn. Sau khi đã hiểu nội dung kiến thức, tiếp theo, sinh viên cần trình bày chúng theo thứ tự hợp lý, để đảm bảo bài làm của mình mạch lạc, dễ hiểu, tránh việc trình bày lan man, lòng vòng, rối rắm.

Thường sẽ bắt đầu với lời mở đầu, lý do chọn đề tài. Sau đó là phần cơ sở lý thuyết, bao gồm các nội dung lý thuyết nào liên quan tới bài tiểu luận, sẽ được nhắc tới hoặc áp dụng trong bài làm của mình, hãy trích dẫn đầy đủ, chính xác. Tiếp theo là phần thực trạng, về số liệu cụ thể mà sinh viên đã tìm hiểu, nghiên cứu hoặc khảo sát để có được, liên quan tới nội dung bài tiểu luận, rồi dựa vào các thực trạng đó để tìm ra vấn đề cần khắc phục, hoặc dựa vào số liệu để phân tích rồi kết luận điều gì đó về nội dung bài tiểu luận? Cuối cùng là phần đề xuất giải pháp để khắc phục vấn đề, nâng cao hiệu suất, hiệu quả, và tối ưu thực trạng hiện có, kiểu như là ứng dụng, vận dụng kiến thức lý thuyết để giải quyết vấn đề thực tiễn mà đề bài đã nêu ra, mà mình đã tìm thấy, đã phân tích được ở những phần trước. Khi lần đầu làm bài tiểu luận, đương nhiên sinh viên sẽ dễ bị lúng túng, không biết cách làm sao để được điểm cao, và có thể kết quả điểm cũng chưa cao, nhưng khi càng làm nhiều thì các em sẽ càng rút được nhiều kinh nghiệm, để tối ưu điểm số trong những lần tiếp theo.

Lưu ý rằng nếu làm tiểu luận theo nhóm, thì cả nhóm phải cùng nhau đóng góp xây dựng bài, cùng góp sức để hoàn thành bài làm thì mới được điểm cao, không được để 1-2 bạn gánh team, vì như đã nói ở phần trước, nếu giảng viên hỏi bất chợt 1 bạn trong nhóm mà lơ mơ, không nắm kiến thức, không hiểu bài, thì cả nhóm sẽ bị trừ điểm. Đồng thời, mỗi thành viên cần ý thức thời gian, hoàn thành phần nhiệm vụ của mình kịp thời hạn, tránh delay khiến bài tiểu luận nhóm bị trễ hạn, nộp trễ sẽ ảnh hưởng không tốt tới kết quả điểm số.

Bài viết này đã giúp sinh viên nắm được cách làm tiểu luận điểm cao không sao chép ý tưởng. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Sinh viên nộp bài tiểu luận trễ deadline có sao không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Cách Duy Trì Động Lực Học Tập Dài Hạn

Cách Thoát Cảm Giác Lạc Lõng Khi Mới Vào Đại Học

5 Cách Học Tiếng Anh Trên TikTok Đơn Giản, Hiệu Quả