Cách Quản Lý Thời Gian Khi Bạn Quá Bận Rộn

Bạn luôn cảm thấy 24 giờ trong ngày là không đủ? Công việc chồng chất, deadline dí sát, quá nhiều việc cần làm khiến bạn lúc nào cũng bận rộn và không có thời gian cho bản thân. Đừng lo, đây là chìa khoá giúp bạn gỡ rối vấn đề, tăng năng suất làm việc, hãy tham khảo ngay cách quản lý thời gian hiệu quả khi bạn quá bận rộn!

>> Quản lý thời gian thế nào để tránh lãng phí tuổi trẻ?

Bạn luôn là người bận rộn, lu bu

Bạn là một người luôn ngập tràn trong công việc, việc cũ chưa xong mà việc mới đã ập tới ngay, và đó là tính chất công việc nên sẽ khó lòng thay đổi. Hoặc bạn chỉ đơn thuần đang là học sinh – sinh viên, nhưng ngày nào cũng bận bịu, lu bu với rất nhiều bài tập cần làm, cần ôn, chưa kể tới việc phải sắp xếp thời gian để đi học trên trường, học thêm, làm thêm, nên sẽ dễ rơi vào trạng thái quá tải. Điều này có thể khiến bạn phải đối mặt với các tai hại như:

  • Bỏ sót việc cần làm khi có quá nhiều việc mà lại chưa biết cách quản lý thời gian;
  • Giảm hiệu suất làm việc, chạy theo số lượng để hoàn thành được nhiều việc, nhưng lại không chất lượng, dễ để xảy ra sai sót trong quá trình làm việc;
  • Trễ deadline, không hoàn thành công việc đúng thời hạn, dù bạn không phải người lười biếng, nhưng không quản lý thời gian hiệu quả thì vẫn sẽ đối mặt với hệ quả này;
  • Luôn trong trạng thái mệt mỏi, áp lực, kiệt sức, bị burn out khi phải quần quật làm này làm kia, không có thời gian nghỉ ngơi;
  • Dễ có suy nghĩ tiêu cực, tâm lý bất ổn, cho rằng mình bận rộn làm việc mà không ai giúp đỡ, hỗ trợ.

Bận rộn, lu bu là một thực trạng mà bạn phải đối mặt và tìm cách giải quyết, chứ không thể nào nói rằng tôi mệt rồi, tôi nhiều việc quá rồi, không làm thêm gì nữa đâu. Tức là bạn không thể bỏ bớt việc, mà bạn cần cân đối, sắp xếp, và tìm cách tăng hiệu suất làm việc, quản lý thời gian một cách thông minh hơn. Bạn đã thử làm điều đó chưa? Nếu chưa, chúng ta sẽ cùng bắt đầu ngay nhé!

Cách quản lý thời gian khi bạn quá bận rộn

Để quản lý thời gian hiệu quả, đầu tiên, bạn cần liệt kê tất cả những việc mình cần làm trong ngày, trong tuần, những việc đã khiến bạn luôn trong trạng thái lu bu, bận rộn. Hãy chắc chắn rằng mình đã ghi nhớ để liệt kê đầy đủ, tránh bỏ sót bất kỳ công việc hay nhiệm vụ nào.

Tiếp theo, bạn hãy sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên, việc nào quan trọng, cần hoàn thành gấp thì phải làm trước, việc nào chưa gấp lắm thì linh hoạt làm sau, rồi đưa chúng vào thời gian biểu mỗi ngày của mình. Thời gian biểu chính là lịch làm việc, danh sách những điều bạn cần làm theo từng ngày, từng tuần, với các cột mốc thời gian cụ thể, và bạn cần tuân thủ đúng theo lịch trình mình đã lập ra thì mới quản lý thời gian hiệu quả, nhất là với những người bận rộn, lịch trình dày đặc, thì càng phải tuân thủ giờ giấc hơn.

Song song với việc quản lý thời gian một cách khoa học & kỷ luật, thì bạn cũng cần trau dồi năng lực bản thân, nhìn lại những thiếu sót, điểm yếu đang khiến bạn học tập, làm việc kém hiệu quả, hãy khắc phục chúng, vừa để nâng cấp bản thân, vừa giúp bạn tăng hiệu suất làm việc, xử lý công việc nhanh chóng hơn, thì tự khắc cũng sẽ bớt bận rộn hơn. Ngoài ra, trong những lúc quá tải, hoặc khi có việc phát sinh đột xuất khiến bạn khó lòng xoay sở 1 mình cho kịp, thì đừng ngại nhờ bạn bè, đồng nghiệp hỗ trợ, họ sẽ luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn, rồi sau này khi họ bận rộn, bạn sẽ giúp đỡ lại họ, có lợi cho cả đôi bên, vừa quản lý thời gian hiệu quả, hoàn thành công việc đúng deadline, vừa nâng cao tinh thần teamwork. Bài viết này đã đưa ra một số gợi ý về cách quản lý thời gian hiệu quả khi bạn quá bận rộn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

3 Lý Do Khiến Bạn Làm Gì Cũng Dang Dở

4 Mục Tiêu Bạn Cần Tổng Kết Trước Khi Kết Thúc Năm Cũ

4 Điều Sinh Viên Cần Học Hỏi Mỗi Ngày