Bằng đại học chỉ là tấm vé vào cửa, giúp sinh viên mới ra trường tìm được việc làm. Còn chuyện các em đi được bao xa, ai thành công hơn ai, sự nghiệp của ai vững chắc hơn, sẽ phụ thuộc vào cách lập lộ trình nghề nghiệp của mỗi người. Dẫu biết rằng đó là điều quan trọng, nhưng đa số sinh viên mới ra trường vẫn không biết cách lập lộ trình nghề nghiệp sao cho rõ ràng, chuẩn chỉnh, phù hợp với bản thân. Nếu đang nằm trong số đó, các em hãy tham khảo ngay trong bài viết này!
>> 5 quyền lợi bạn phải biết khi mới ra trường đi làm
Mắc kẹt trong vòng xoáy kiếm tiền khi mới ra trường
Sai lầm lớn nhất mà đông đảo sinh viên mới ra trường mắc phải, chính là quan điểm rằng đây là lúc phải đi làm kiếm tiền, làm sao để kiếm được càng nhiều tiền càng tốt, để bản thân bị mắc kẹt trong vòng xoáy kiếm tiền, đi làm vì tiền, vì lương. Một số bạn cũng kiếm được nhiều tiền đúng với mục tiêu đó, nhưng sau một thời gian các em sẽ bị chững lại, sẽ thấy rằng mình cứ lo tập trung kiếm tiền, bán sức lao động vì tiền, chứ năng lực bản thân lại không tiến bộ, đi làm vài năm vẫn giậm chân tại chỗ, không được tăng lương, thăng tiến. Đó là vì sinh viên mới ra trường chưa nhận ra tầm quan trọng của việc lập lộ trình nghề nghiệp, rằng giai đoạn đầu cần làm gì, học hỏi những gì, giai đoạn tiếp theo cần từng bước đạt được các mục tiêu, thành tựu gì, và khi nào sẽ toả sáng trong sự nghiệp, có nhiều cột mốc ấn tượng trong ngành nghề mình đã theo đuổi, kèm theo lộ trình cụ thể để bám sát mục tiêu và tăng khả năng đạt được những thành quả ấy?
Đồng ý rằng các em đã trải qua rất nhiều năm rèn giũa kiến thức trên ghế nhà trường, nhưng sự chuẩn bị ấy vẫn chưa đủ để sinh viên mới ra trường ngay lập tức kiếm được nhiều tiền. Nếu có mind set rằng mình phải kiếm tiền, tập trung kiếm tiền, và cho rằng đó là mục tiêu lớn nhất khi mới ra trường, thì các em cần thay đổi ngay, chậm lại một chút, dành thời gian để định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho bản thân. Dưới đây là cách lập lộ trình nghề nghiệp khi sinh viên mới ra trường, mà các em có thể tham khảo.
>> Sinh viên mới ra trường sợ những gì khi phỏng vấn?
Cách lập lộ trình nghề nghiệp khi mới ra trường
Đầu tiên, sinh viên mới ra trường hãy đặt mục tiêu cho 2 năm đầu tiên, liên quan tới chuyện trau dồi chuyên môn, rèn luyện năng lực bản thân, sao cho các em đủ thời gian để học hỏi thêm từ công việc thực tiễn, khắc phục các thiếu sót về kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm, khả năng làm việc, xử lý các vấn đề thường gặp trong công việc, ở lĩnh vực, ngành nghề mà mình muốn theo đuổi. Sau khi đã đạt được mục tiêu đó, thì các em mới đủ năng lực để tự tin apply vào các vị trí cao hơn, yêu cầu chuyên môn cao hơn, dù áp lực nhiều hơn nhưng mức lương cũng sẽ xứng đáng hơn. Hoặc nếu không muốn nhảy việc, vẫn làm tiếp ở công ty cũ, thì khả năng cao rằng các em cũng sẽ được tăng lương, thăng tiến khi công ty đánh giá rằng năng lực của các em đã tiến bộ hơn nhiều so với khi mới ra trường, đã làm được nhiều việc chuyên môn hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn cho công ty.
Rồi trong 3-5 năm tiếp theo, đây là khoảng thời gian phù hợp để tiếp nối lộ trình nghề nghiệp ở vai trò quản lý cấp trung. Tức là hãy dành thời gian để trau dồi, rèn luyện thêm về khả năng quản lý đội nhóm, lead team, lập kế hoạch làm việc cho bộ phận, phòng ban, cách quản lý tiến độ, hiệu suất làm việc khi teamwork, khi đã vững vàng những điều này, thì các em sẽ đủ tự tin để lên vị trí leader, trưởng bộ phận. Và đương nhiên, khi đã trang bị đủ hành trang cần thiết như thế, thì kết quả làm việc của các em khi ở vị trí quản lý cấp trung cũng sẽ ổn áp, đạt target mà công ty giao, và duy trì phong độ một cách ổn định. Càng làm, mình sẽ càng học hỏi được nhiều điều, nâng cao năng lực chuyên môn lẫn quản lý, và đương nhiên mindset cũng sẽ nâng tầm lên một level mới, có thể là chuyên gia trong ngành, cũng có thể là một người cực kỳ tài giỏi trong việc lead team, xây dựng đội ngũ, quy trình làm việc. Và cứ tiếp tục như thế trong khoảng 5 năm sau đó, chuyện trở thành quản lý cấp cao, manager, director là điều hoàn toàn nằm trong tầm tay. Miễn sao trong lộ trình nghề nghiệp này các em luôn đề cao tinh thần học hỏi, phát triển năng lực, hoàn thiện bản thân, chứ đừng biến mình thành một cỗ máy kiếm tiền, trở thành nô lệ của đồng tiền, làm việc một cách máy móc, không chịu học hỏi, tiến bộ.
Bài viết này đã hướng dẫn cách lập lộ trình nghề nghiệp khi sinh viên mới ra trường. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Xem thông tin tuyển dụng sinh viên mới ra trường ở đâu?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.