Cách Ước Lượng Mức Lương Theo Số Năm Kinh Nghiệm Làm Việc

Thông thường, khi đi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng sẽ hỏi rằng mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu, mặc dù trong thông tin tuyển dụng ban đầu thường đã ghi rõ khoảng lương mà công ty sẽ trả cho vị trí đó rồi. Nhiệm vụ của bạn không phải là đưa ra đại một con số phù hợp với mức lương trong mô tả công việc, thay vào đó, bạn cần phải tự ước lược mức lương mong muốn dựa theo số năm kinh nghiệm và năng lực làm việc thật sự của bản thân.

>> Mức lương khởi điểm khi sinh viên ra trường năm 2023

Nhà tuyển dụng hỏi mức lương mong muốn để làm gì?

Khi đặt ra câu hỏi về mức lương mong muốn của ứng viên, thì nhà tuyển dụng hoàn toàn hiểu rõ rằng đây là một câu hỏi có mục đích, chứ không phải hỏi cho vui, cho có, vì nhà tuyển dụng thật sự muốn biết được tham vọng kiếm tiền, mong muốn chính xác về mức thu nhập của mỗi người, và cũng là cách để họ biết ứng viên có thật sự tự tin vào năng lực bản thân chưa, có đủ kinh nghiệm làm việc để mạnh dạn deal một mức lương cạnh tranh chưa?

Đồng thời, họ cũng muốn xác nhận lại rằng liệu kỳ vọng mức lương của ứng viên có phù hợp với khả năng chi trả của công ty cho vị trí đó không. Vì trên thực tế, đã xảy ra một số trường hợp ứng viên chưa đọc kỹ mô tả công việc, chưa biết khoảng lương công ty đưa ra là bao nhiêu, mà đã vội vàng rải CV ứng tuyển luôn, nên xác nhận lại vấn đề này là một điều cần thiết và cực kỳ quan trọng trong buổi phỏng vấn. Lúc này, bạn không được đưa ra một con số bất kỳ, thiếu căn cứ, mà bạn cần ước lượng mức lương mong muốn sao cho phù hợp với kinh nghiệm làm việc của mình!

Cách ước lượng mức lương theo số năm kinh nghiệm làm việc

Để ước lượng mức lương mong muốn, đa số ứng viên sẽ dựa theo số năm kinh nghiệm của mình, và đây thật sự là một cơ sở đáng tin cậy và phù hợp để bạn dựa vào. Thông thường, sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc, sẽ có mức lương dao động trong khoảng 6-8 triệu, cứ tăng thêm 1 năm kinh nghiệm thì mức lương sẽ tăng thêm khoảng 1.5 triệu.

Ví dụ bạn đang có 4 năm kinh nghiệm làm việc, theo đó, mức lương ước lượng sẽ khoảng 7.000.000 + 4*1.500.000 = 13.000.000đ. Hoặc bạn đã có 10 năm kinh nghiệm làm việc, thì mức lương ước lượng trong khoảng 7.000.000 + 10*1.500.000 = 22.000.000đ. Tất nhiên, đây chỉ là cách ước lượng mức lương để tham khảo, nó có thể sai số tuỳ theo từng ngành khác nhau, theo từng cấp bậc vị trí, và dao động theo năng lực giỏi/dở của mỗi người nữa, chứ không phải cứ mặc định ai bằng tuổi, cùng số năm kinh nghiệm thì đều sẽ có mức lương giống nhau.

>> Lương tháng 20 triệu là cao hay thấp, có đủ sống không?

Điều chỉnh mức lương mong muốn phù hợp với năng lực làm việc

Để ước lượng mức lương một cách chính xác hơn và tự tin deal lương với nhà tuyển dụng, thì bạn không thể chỉ dựa theo số năm kinh nghiệm, mà bạn còn phải biết cách tinh chỉnh lại sao cho phù hợp với khoảng lương chung của ngành, và dựa trên năng lực làm việc thật sự của mình. Chẳng hạn như nếu ước lượng mức lương theo số năm kinh nghiệm, bạn tính được rơi vào khoảng 13.000.000đ, nhưng bạn tự tin rằng mình nắm vững kiến thức chuyên ngành, thành thạo nhiều kỹ năng mềm liên quan đến công việc, và bạn còn giỏi ngoại ngữ, tự tin ứng tuyển vào công ty lớn, tập đoàn nước ngoài, thì bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh tăng mức lương mong muốn lên khoảng 20% – 30% sao cho tương xứng với năng lực, tức là có thể tăng lên thành 15 – 17 triệu, miễn sao bạn chứng minh được cho nhà tuyển dụng tin vào năng lực của mình và đảm bảo rằng bạn có thể đóng góp cho công ty những giá trị tương xứng với mức lương ấy.

Ngược lại, nếu bạn tự đánh giá kiến thức chuyên môn của mình còn chưa vững, năng lực còn yếu kém, chưa đủ chuyên nghiệp khi làm việc, cần cơ hội việc làm để được cọ xát, học hỏi thêm nhiều điều, thì bạn có thể chủ động điều chỉnh giảm mức lương mong muốn xuống còn 11 – 12 triệu (theo ví dụ ở trên).

Nếu công ty hạ mức lương so với đề xuất của mình thì sao?

Khó khăn lắm mới ước lượng được mức lương theo đúng số năm kinh nghiệm và năng lực làm việc của bản thân, vậy mà bạn vẫn phải chuẩn bị trước tâm lý cho trường hợp bị công ty hạ lương, đưa ra một số lý lẽ để giảm lương xuống so với đề xuất của mình. Trong trường hợp này, bạn cần giữ bình tĩnh và duy trì thái độ lịch sự, chuyên nghiệp, không được thể hiện thái độ bất mãn, và càng không được nóng tính, lớn tiếng phản bác. Thay vào đó, bạn cần lắng nghe kỹ những lập luận từ phía công ty, rồi tập hợp lại những điều mà mình cho rằng chưa hợp lý, chưa đủ cơ sở để dựa vào. Sau đó, bạn hãy phản biện lại, chứng minh cho công ty thấy những lỗ hổng (nếu có) trong khách phân tích của họ, và tiếp tục thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn hoàn toàn đủ năng lực làm việc, đủ khả năng mang về cho công ty những giá trị tương xứng với mức lương mà mình đã đề xuất. Nếu làm được điều này, bạn đã trở thành một ứng viên có khả năng deal lương chuyên nghiệp rồi đấy!

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng nhà tuyển dụng hỏi mức lương mong muốn khi phỏng vấn để làm gì, đồng thời, nắm được cách ước lượng mức lương theo số năm kinh nghiệm và năng lực làm việc của chính mình, đồng thời, đưa ra hướng giải quyết khi công ty hạ lương so với đề xuất của mình. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn phỏng vấn thành công và deal được mức lương tốt!

>> Sinh viên ra trường lương tháng 10 triệu có đủ sống không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý