Khi đi làm, ai cũng muốn mình sẽ có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, đặc biệt là khi mình là nhân viên mới, còn đang bỡ ngỡ, lạ lẫm với mọi người. Đó là điều đương nhiên, vì khi có mối quan hệ tốt thì mình mới có thể phối hợp nhịp nhàng với đồng nghiệp trong các công việc chung. Dưới đây là cách xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp mà bạn có thể tham khảo!
>> Không có mối quan hệ có bất lợi khi xin việc không?
1. Bắt chuyện làm quen với đồng nghiệp
Bất kỳ mối quan hệ nào cũng sẽ đều bắt nguồn từ những người xa lạ, chưa biết gì về nhau. Có thể bạn là nhân viên mới vào công ty, còn lạ lẫm với công việc, lạ lẫm với mọi người, nhưng chẳng sao cả, đừng ngại bắt chuyện làm quen với đồng nghiệp. Hãy bắt đầu từ những chủ đề liên quan đến công việc, chẳng hạn như là nhờ đồng nghiệp hướng dẫn những công việc mình chưa biết làm, hỏi thăm về công việc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt chuyện làm quen với đồng nghiệp vào giờ nghỉ trưa, chẳng hạn như hỏi xem xung quanh công ty có quán ăn nào ngon, hoặc có thể nói về các chủ đề về sở thích cá nhân, miễn sao là bạn tìm được điểm tương đồng để làm quen với đồng nghiệp là được. Đây chính là bước đầu tiên để giúp bạn xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp đấy!
2. Tạo ấn tượng tốt trong mắt đồng nghiệp
Sau những câu chuyện xã giao để làm quen, thì bước tiếp theo bạn cần làm để xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp chính là tạo ấn tượng tốt trong mắt họ. Chẳng ai muốn xây dựng mối quan hệ với một đồng nghiệp có nhiều điểm chưa tốt, chẳng hạn như là lười biếng, thiếu cẩn thận trong công việc, hay nói xấu người khác… Tức là cho dù bạn có là một người hoạt ngôn, thoải mái bắt chuyện, nhưng lại có nhiều điểm xấu thì đồng nghiệp sẽ chỉ nói chuyện xã giao với bạn, chứ không ai muốn xây dựng mối quan hệ với bạn.
Ngược lại, nếu bạn là một người hoà đồng, dễ gần, vững kiến thức chuyên môn, sẵn sàng học hỏi, chăm chỉ làm việc, tác phong làm việc chuyên nghiệp… thì sẽ tạo được ấn tượng tốt trong mắt đồng nghiệp, tất nhiên khi đó họ sẽ có thiện cảm với bạn và bạn sẽ dễ dàng xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp hơn.
>> Kỹ năng xây dựng và duy trì mối quan hệ một cách khéo léo
3. Xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp khi teamwork
Khi đi làm, chắc chắn bạn sẽ phải thường xuyên làm việc nhóm với đồng nghiệp, đó có thể là những lần teamwork với đồng nghiệp cùng phòng ban, cũng có thể là những lần teamwork liên phòng ban luôn. Đó chính là cơ hội cực tốt để bạn xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp. Chính vì thế, những ai có kỹ năng làm việc nhóm tốt là lợi thế cực lớn để giúp bạn xây dựng mối quan hệ và phối hợp cùng đồng nghiệp để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Hãy cho đồng nghiệp thấy rằng bạn luôn tập trung cao độ khi làm việc nhóm, nhiệt tình đóng góp ý kiến khi thảo luận nhóm và luôn nỗ lực hết mình để mang lại kết quả làm việc nhóm tốt nhất.
4. Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc
Mối quan hệ giữa bạn với đồng nghiệp sẽ tỷ lệ thuận với những lần bạn giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc, tức là mối quan hệ sẽ càng gắn kết hơn khi cả đôi bên luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc. Ai cũng sẽ có những lúc bị quá tải với khối lượng công việc và cần sự trợ giúp từ đồng nghiệp. Hôm nay bạn quan tâm, hỏi han, giúp đỡ họ trong công việc, thì lần sau họ sẽ chủ động giúp đỡ lại bạn, càng ngày mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp sẽ càng gắn kết hơn, thậm chí có thể trở thành một cặp bài trùng phối hợp cực kỳ ăn ý với nhau trong công việc.
5. Tránh xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp
Khi làm việc cùng nhau, chắc chắn sẽ có những lần bạn bất đồng quan điểm với đồng nghiệp. Chẳng sao cả, đó là điều hoàn toàn bình thường. Điều quan trọng là đôi bên cần bình tĩnh và cùng trao đổi với nhau để tìm được tiếng nói chung, thống nhất trong quan điểm làm việc, tránh để xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp. Tức là bạn hoàn toàn có thể tranh biện, phản biện với đồng nghiệp khi mình thấy bất đồng quan điểm, khi đó, đôi bên cần bình tĩnh, lắng nghe, và tìm ra tiếng nói chung, chứ đừng quá cứng nhắc, bảo thủ, rồi để xảy ra mâu thuẫn, vì chính những mâu thuẫn đó sẽ khiến mối quan hệ giữa bạn với đồng nghiệp bị rạn nứt đấy.
Thông thường, những bất đồng quan điểm khi làm việc sẽ xảy ra nhiều khi đôi bên mới quen biết nhau. Nhưng chắc chắn rằng sau một thời gian làm việc chung thì bạn và đồng nghiệp sẽ hiểu ý nhau hơn, thậm chí là cực kỳ ăn ý trong công việc, chẳng bao giờ có bất đồng quan điểm khi làm việc nữa. Đó là tín hiệu tích cực cho thấy mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp đã cực kỳ gắn kết rồi đấy.
Xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp là điều không dễ, nhưng cũng chẳng hề khó. Trên đây là những cách giúp bạn xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp mà bạn có thể tham khảo, hy vọng rằng nó hữu ích với bạn. Đồng thời, bạn cũng đừng quên xây dựng mối quan hệ một cách tự nhiên và chân thành nhé, điều đó sẽ giúp mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp gắn kết và bền vững hơn đấy.
>> 4 cách giúp bạn ngăn ngừa mâu thuẫn trong công sở
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.