Câu Hỏi Phỏng Vấn: Bạn Có Làm Việc Nhóm Tốt Không?

Trong công việc, chắc chắn sẽ có những lúc các em phải phối hợp cùng đồng nghiệp cùng phòng ban, hoặc thậm chí là liên phòng ban để hoàn thành các dự án chung. Lúc đó, những ai có kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ trở thành một trong những mắt xích quan trọng, giúp việc thực hiện công việc được trơn tru và đạt được những kết quả tích cực. Chính vì thế, trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ thường hỏi rằng “Bạn có làm việc nhóm tốt không?” để đánh giá khả năng làm việc nhóm của các ứng viên. Vậy nếu được hỏi câu này thì các em nên trả lời như thế nào?

>> Thảo luận nhóm mà không ra kết quả thì phải làm sao?

Đưa ra tình huống làm việc nhóm cụ thể trong quá khứ

Để trả lời tốt và thuyết phục nhất cho câu hỏi này thì các em không nên trả lời chung chung rằng mình có kỹ năng làm việc nhóm tốt, các lần làm việc nhóm các em đều phối hợp ăn ý với team và đạt kết quả tốt. Đó là câu trả lời quá lý thuyết và nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao. Thay vào đó, các em hãy kể lại tình huống làm việc nhóm cụ thể trong quá khứ để nhà tuyển dụng có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về kỹ năng làm việc nhóm của các em. Nếu như các em chưa có kinh nghiệm làm việc nhóm trong công việc thì vẫn có thể kể về các lần làm việc nhóm ở trường đại học.

Đi sâu vào tình huống làm việc nhóm

Kể lại tình huống làm việc nhóm, chẳng hạn như làm việc nhóm hồi đại học, không đơn thuần chỉ là nói cho nhà tuyển dụng biết đó là làm việc nhóm ở môn học nào, thuyết trình chủ đề gì, nhóm em có bao nhiêu thành viên, kết quả làm việc nhóm được giảng viên đánh giá bao nhiêu điểm. Mà các em cần đi sâu hơn vào quá trình làm việc nhóm, trong lúc làm việc nhóm gặp những khó khăn gì, mọi người có bất đồng quan điểm không, thảo luận nhóm ra sao, các em đã đóng góp vai trò gì trong nhóm, đã phối hợp với các thành viên khác như thế nào…

Làm nổi bật những điểm mạnh của bản thân khi làm việc nhóm

Nếu là người có kỹ năng làm việc nhóm tốt, chắc chắn các em sẽ biết rằng mình cần phải lắng nghe khi thảo luận, tránh việc tranh cãi hay ngắt lời thành viên khác. Rồi khi thảo luận cần phải đưa ra những dẫn chứng thuyết phục và cùng nhau chọn ra giải pháp tối ưu nhất. Rồi khi được phân công công việc thì các em cần chủ động hoàn thành tốt công việc được giao, không làm qua loa, không trễ deadline. Ngoài ra, các em cũng có thể hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời khi các thành viên khác cần sự trợ giúp để tránh làm ảnh hưởng xấu đến kết quả chung của cả nhóm. Nếu có những điểm mạnh đó, các em cần nêu bật cho nhà tuyển dụng thấy được nhé.

>> Trả lời sao cho khéo câu hỏi phỏng vấn “Điểm mạnh của bạn là gì?”

Từng làm nhóm trưởng sẽ là một lợi thế

Nhóm trưởng không phải chỉ là một chức danh, mà nó thể hiện rằng các em có kinh nghiệm lãnh đạo nhóm, đó là điều sẽ khiến các em trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu đã từng làm nhóm trưởng, các em cũng nên nhân cơ hội này, lựa chọn tình huống làm việc nhóm mà mình là nhóm trưởng để kể lại cho nhà tuyển dụng. Để ngoài các điểm mạnh về làm việc nhóm đã nêu ở phần trước, thì họ còn thấy được là các em có thêm điểm mạnh về lãnh đạo nhóm, hiểu được điểm mạnh điểm yếu từng thành viên để phân chia công việc rõ ràng, hợp lý, biết cách động viên, hỗ trợ các thành viên trong nhóm hoàn thành tốt công việc của họ, biết cách tổng hợp ý kiến, quan điểm và đưa ra quyết định đúng đắn….

Hy vọng bài viết này đã giúp các em biết được cách trả lời tối ưu nhất cho câu hỏi phỏng vấn “Bạn có làm việc nhóm tốt không?”. Chúc các em phỏng vấn thành công.

>> Cách làm việc nhóm hiệu quả

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe 


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý