Cơ Hội Và Thách Thức Khi Sinh Viên Học Vượt Ở Đại Học

Học vượt là điều khá mới mẻ với sinh viên năm nhất, tuy nhiên, đối với sinh viên năm 2, năm 3, năm 4, thì các em đã quá quen thuộc với khái niệm này. Không ít sinh viên đã sử dụng việc học vượt để rút ngắn chương trình học và có thể tốt nghiệp ra trường sớm. Tuy nhiên, trước khi quyết định học vượt, các em hãy chắc chắn rằng mình đã nắm rõ những cơ hội và thách thức khi sinh viên học vượt ở đại học nhé!

>> Học vượt là gì? Sinh viên có nên học vượt không?

Cơ hội khi sinh viên học vượt ở đại học

Khi học vượt ở đại học, sinh viên sẽ có cơ hội rút ngắn chương trình học để tốt nghiệp ra trường sớm. Tức là thay vì mình cần tới 4 năm để hoàn thành chương trình học, thì chỉ cần 3.5 năm, hoặc thậm chí chỉ cần 3 năm để học xong chương trình đại học. Cụ thể hơn, chẳng hạn như học kỳ đó các em chỉ cần học 5 môn, thì có thể đăng ký học vượt thêm 1 môn, thành ra tổng học kỳ đó mình sẽ học 6 môn.

Cứ mỗi lần các em đăng ký số môn học nhiều hơn bình thường, thì đó chính là học vượt. Khi tốt nghiệp ra trường sớm, các em sẽ sớm có cơ hội đi làm để tiếp xúc với công việc thực tế, tức là đi trước các bạn đồng trang lứa một bước. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá rất cao những sinh viên học vượt, ra trường sớm, vì họ cho rằng các em có sự chăm chỉ, năng lực học hỏi tốt và vững kiến thức chuyên ngành, có tiềm năng để trở thành một nhân viên xuất sắc trong công ty.

>> Sinh viên có nên học vượt vào học kỳ hè không?

Thách thức khi sinh viên học vượt ở đại học

Học vượt giúp sinh viên có cơ hội rút ngắn thời lượng học tập, nhưng nó cũng đi kèm một số thách thức mà sinh viên nào cũng phải đối mặt khi quyết định học vượt. Đó chính là phải tiếp thu một khối lượng kiến thức khổng lồ, nhiều hơn mức bình thường mà các bạn khác phải học. Chẳng hạn như bình thường chỉ cần học 5 môn, nhưng khi học vượt phải học tới 6 môn trong cùng một học kỳ, nếu như chưa đủ chăm chỉ, thiếu tập trung và năng lực học hỏi chưa tốt, thì các em sẽ dễ bị quá tải kiến thức, tẩu hoả nhập ma, khiến kết quả học tập không tốt như kỳ vọng, kéo điểm trung bình đi xuống, thậm chí có thể kéo luôn học lực đi xuống.

Bên cạnh đó, học vượt ở đại học cũng tiềm ẩn rủi ro bị rớt môn khi bị quá tải kiến thức, chưa nắm vững nền tảng môn học, bị quá tải trong giai đoạn ôn thi học kỳ vì phải ôn quá nhiều môn… Thật tệ phải không nào? Tự dưng mình quyết định học vượt vì muốn tốt nghiệp ra trường sớm, mà cuối cùng lại phải mất thời gian học lại môn đó chỉ vì bị rớt môn. Chính vì thế, trước khi quyết định học vượt ở đại học, sinh viên cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng, phân bổ thời gian học sao cho hợp lý và cố gắng tập trung để có kết quả học tập tốt nhất. Chúc các em thành công!

>> Muốn học tốt nhưng quá nhiều áp lực – Làm thế nào để vượt qua?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?