Công Ty Cứ Hứa Hẹn Nhưng Không Thực Hiện Thì Sao?

Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy về chuyện giữ lời hứa, đã hứa thì phải thực hiện, còn điều gì không chắc sẽ làm được thì không nên hứa hẹn. Những tưởng chuyện thất hứa chỉ xảy ra giữa cá nhân với nhau, nhưng thật ra khi đi làm rồi, bạn có thể gặp phải trường hợp công ty cứ hứa hẹn nhưng chờ mãi không thấy thực hiện, vậy phải làm sao trong trường hợp này?

>> Không giữ lời hứa thì bạn sẽ mất đi những gì?

Công ty thường hứa hẹn gì với nhân viên?

Thông thường, công ty sẽ tính toán kỹ trước khi đưa ra quyết định, thông báo hay hứa hẹn một điều gì đó với nhân viên, mà khi đã cân nhắc kỹ thì sẽ hiếm khi xảy ra trường hợp không thực hiện được lời hứa. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những công ty làm việc chộp giựt, không có kế hoạch, không có phương hướng kinh doanh, mà chỉ dựa trên quan điểm, suy nghĩ của một cá nhân nào đó trong ban quản lý.

Chẳng hạn như HR manager hứa hẹn lung tung với ứng viên về chế độ đãi ngộ, chính sách, đảm bảo rằng thu nhập sẽ ở mức cao, tầm 30 triệu/tháng, nhưng cuối cùng lại chẳng thấy đạt được con số ấy. Hoặc bên Sales manager hứa hẹn với nhân viên cấp dưới rằng dù hiện tại tình hình kinh doanh của công ty chưa ổn, nhưng tháng sau chắc chắn sẽ khởi sắc, sẽ chạy quảng cáo nhiều hơn, thu hút nhiều khách hàng hơn, để nhân viên sales đạt đủ doanh số và có mức thu nhập khủng hơn, nhưng cuối cùng đó chỉ là những lời hứa hẹn, mang tiếng rằng công ty nói được nhưng không làm được, khiến nhân viên liên tục thất vọng từ lần này tới lần khác, chờ mãi chẳng thấy công ty làm được như những gì đã hứa.

Vì sao công ty không giữ lời hứa với nhân viên?

Chuyện công ty không giữ lời hứa với nhân viên sẽ ảnh hưởng rất lớn tới danh tiếng doanh nghiệp, nhất là khi nhân viên bất bình, nghỉ việc, rồi lên mạng review chê bai, bóc phốt công ty, thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình hoạt động kinh doanh, lỡ như các khách hàng đọc được, họ ngưng sử dụng sản phẩm, dịch vụ, không mua thêm nữa thì sao? Chính vì thế, trong các trường hợp bất đắc dĩ hoặc không thể kiểm soát được, thì công ty mới rơi vào trường hợp cứ hứa hẹn nhưng không thực hiện, mất chữ tín với nhân viên.

Chẳng hạn như về lý do tài chính, rằng nguồn tiền của công ty chưa ổn định, đang phải xoay vòng vốn, tiền thu về xong lại phải chi ra hết để trả công nợ này kia, dẫn tới việc còn quá ít tiền để chạy quảng cáo, marketing, xong phải hứa hẹn liên tục với nhân viên kinh doanh rằng hãy ráng vượt qua giai đoạn này, tháng sau, quý sau sẽ khởi sắc hơn, nhưng cuối cùng lại không làm được. Đó là vì không đủ tài chính, không đủ nguồn tiền, thì cho dù ban lãnh đạo có muốn cũng chẳng thay đổi được gì, tình hình kinh doanh vẫn cứ tàn tàn như thế, khiến nhân viên sales đa phần phải ăn lương cứng, hoa hồng rất ít, càng chờ đợi, càng hy vọng thì lại càng thất vọng.

Hoặc cũng có thể do cá nhân một người manager nào đó, chuyên làm việc theo kiểu hứa hẹn, cứ nói lung tung khi chưa cân  nhắc kỹ, xong rồi cũng quên, không nhớ để làm, không quan tâm tới việc giữ lời hứa. Đây là một điều khá nghiêm trọng, nếu công ty không sớm phát hiện ra thì lại mang tiếng là công ty suốt ngày cứ hứa hẹn nhưng không thực hiện, trong khi vấn đề không phải từ phía công ty, mà chỉ do một cá nhân chuyên hứa hẹn gây ra.

>> Đi làm bị cấp trên đì thì phải làm sao?

Công ty cứ hứa hẹn nhưng không thực hiện thì phải làm sao?

Dù biết rằng chuyện cứ hứa hẹn nhưng không thực hiện sẽ mang lại nhiều tai hại cho công ty, khiến nhân viên bất bình, ấm ức, khó lòng tập trung làm việc, khiến kết quả làm việc ngày càng sa sút, thậm chí một số người nghỉ việc xong còn lên mạng chê bai công ty,.. Tuy nhiên, một số công ty vẫn để tình trạng này tiếp diễn và dây dưa suốt một thời gian dài, khiến nhân viên càng lúc càng bất mãn, bế tắc, thậm chí liên tục than vãn, cứ gặp nhau là lôi chuyện công ty ra nói. Bạn không nên để tâm trạng tiêu cực như thế kéo dài, suốt ngày đi làm mà cứ tập trung nói những điều tiêu cực, thì làm sao mà hoàn thành tốt công việc, mà để kết quả làm việc sa sút thì chính bản thân mình cũng đang có lỗi ngược lại với công ty, có khả năng sẽ bị cấp trên đánh giá, trách mắng nữa.

Thay vào đó, bạn hãy làm rõ vấn đề, rằng công ty hay cá nhân manager nào đã/đang hứa hẹn những gì nhưng không thực hiện, điều này đã kéo dài bao lâu, ảnh hưởng tới những nhân viên nào? Hãy cùng các đồng nghiệp có liên quan thu thập lại các thông tin này một cách đầy đủ, rồi gửi lên phía cấp trên, phía ban lãnh đạo công ty để đảm bảo rằng mọi người đều đã biết, đã nắm được thông tin sự việc. Kèm theo đó, hãy cùng công ty thoả thuận, hoà giải để tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất vào lúc này, có thể một số vấn đề liên quan tới tài chính không thể xử lý ngay, nhưng ít ra công ty cần cho nhân viên thấy định hướng kinh doanh sắp tới rằng sẽ làm gì, thay đổi những gì để tốt hơn, để cải thiện tình hình, chứ không nên để nhân viên rơi vào trạng thái mơ hồ, chờ đợi một cách mông lung rồi kết luận rằng đây là một công ty không tốt, cứ hứa hẹn nhưng không thực hiện. Đừng ngại việc đưa vấn đề lên phía ban lãnh đạo, vì đây là điều nên làm, bạn và các đồng nghiệp khác đang rất thiện chí và muốn cùng nhau tìm ra hướng giải quyết, chứ không phải mình đang tìm cách chống đối với công ty.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng công ty cứ hứa hẹn nhưng không thực hiện thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Hãy hành động chứ đừng nói suông, đừng hứa hẹn

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý