Khi đi làm, bạn sẽ phải đối mặt với áp lực từ khối lượng công việc, càng nhiều việc cần làm, công việc càng phức tạp, thì bạn sẽ càng mệt mỏi, càng stress. Bên cạnh đó, không ít người đi làm còn phải chịu thêm áp lực từ phía cấp trên, nhất là khi làm việc với sếp khó tính, khắt khe, yêu cầu cao. Chính điều này đã dẫn tới thực trạng rằng một số người đi làm thường tụ tập cùng đồng nghiệp để nói xấu cấp trên, nhất là sau những lần bị sếp trách mắng. Vậy cùng đồng nghiệp nói xấu sếp nếu bị phát hiện thì sẽ thế nào? Làm sao để bỏ thói quen xấu ấy?
>> Đi làm bị cấp trên ghét, gây khó dễ thì phải làm sao?
Vì sao nhân viên lại nói xấu cấp trên?
Trước khi giải đáp vấn đề nói xấu sếp bị phát hiện sẽ thế nào, thì chúng ta sẽ cùng điểm qua một số nguyên nhân vì sao nhân viên lại nói xấu cấp trên, bao gồm cả những điều chủ quan lẫn khách quan như sau:
- Sếp quá khó tính, cứng nhắc, cách làm việc vô lý, khiến nhân viên cảm thấy bực bội, không phục;
- Sếp đối xử thiếu công bằng, thiên vị một số nhân viên thân cận, gây ra bất mãn trong nội bộ;
- Cấp trên làm việc thiếu minh bạch, thưởng phạt không rõ ràng, làm việc theo cảm tính;
- Cấp trên phân chia khối lượng công việc không hợp lý, người bị quá tải, người thì thảnh thơi;
- Nhân viên có thói quen xấu là thích đi nói xấu người khác, trong đó có cả sếp của mình;
- Nhân viên làm việc không hợp với sếp, nhiều lần đụng chuyện, bất đồng quan điểm với sếp;
- Nhân viên lười biếng, không tập trung làm việc, bị khiển trách nên bực mình đi nói xấu;
- Nhân viên bị cấp trên hiểu lầm, trách mắng dù không có lỗi, nên đâm ra bất mãn;
- Nhân viên thái độ, chống đối cấp trên, thấy sếp làm gì cũng không thích, không ưng…
Nói xấu cấp trên tiềm ẩn những tác hại gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nhân viên tụ tập cùng đồng nghiệp nói xấu sếp, nhưng cho dù vì lý do nào, thì nói xấu cấp trên cũng là một điều không tốt, là một hành vi tiềm ẩn nhiều tác hại. Đầu tiên, khi cùng đồng nghiệp nói xấu sếp, thì mọi người sẽ cùng nhau mất tập trung, vừa làm việc vừa nói chuyện, hoặc thậm chí là mải mê nói xấu tới nỗi bỏ bê công việc, khiến kết quả làm việc sa sút, không đạt KPI, trễ deadline, rồi lại tiếp tục bị cấp trên trách mắng, rồi lại đi nói xấu sếp tiếp, vòng lặp này sẽ càng lúc càng khiến mọi chuyện tồi tệ hơn, hậu quả cuối cùng có thể bạn sẽ bị sa thải, mất việc vì liên tục có kết quả làm việc không tốt, không đạt.
Tiếp theo, cùng đồng nghiệp nói xấu sếp sẽ khiến bạn trở thành một người xấu tính, luôn nhìn nhận mọi việc dưới góc nhìn tiêu cực, đặc biệt là đối với cấp trên, họ làm gì, quyết định điều gì cũng không vừa mắt bạn, khiến bạn cảm thấy khó chịu, rồi lại tiếp tục đi nói xấu sếp, khiến bản thân mình trở nên ngày càng xấu tính hơn, tiêu cực hơn. Bên cạnh đó, hành vi nói xấu cấp trên sẽ luôn luôn phải chịu nhiều cái kết khôn lường, có thể sẽ được quy định rõ trong nội quy công ty, hoặc nếu không thì tuỳ từng sếp sẽ có hướng xử lý riêng nếu phát hiện bạn cùng đồng nghiệp nói xấu sếp. Hoặc cũng có thể một ngày nào đó bạn sẽ bị đồng nghiệp bán đứng, méc với cấp trên rằng bạn thường xuyên buông lời nói xấu sếp. Vậy hành vi nói xấu sếp nếu bị phát hiện thì sẽ phải đối mặt với hậu quả thế nào?
>> Làm việc không hợp với cấp trên thì phải làm sao?
Cùng đồng nghiệp nói xấu sếp nếu bị phát hiện thì sẽ thế nào?
Mỗi người sếp sẽ có cá tính riêng, phong cách lãnh đạo riêng, quan điểm làm việc và thưởng/phạt cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trước tình huống phát hiện nhân viên nói xấu sếp, thì thường sẽ có những cách xử lý sau:
- Tìm hiểu nguyên nhân cụ thể, chính xác, để cân nhắc hướng giải quyết phù hợp;
- Nói chuyện riêng với nhân viên đó, làm rõ mọi khúc mắc, yêu cầu xin lỗi nếu nhân viên sai;
- Thuyết giảng, dạy cho nhân viên bài học rằng đừng dại đi nói xấu sếp nếu vẫn muốn tiếp tục làm việc;
- Đùng đùng nổi giận, lớn tiếng cảnh cáo, trách mắng, chửi nhân viên té tát vì dám nói xấu sếp;
- Khiển trách, cảnh cáo, lập biên bản và đưa qua cho HR xử lý theo quy định công ty tuỳ theo mức độ;
- Mặc định đuổi việc nhân viên vì nói xấu sếp, không chấp nhận hành vi đó với bất kỳ lý do gì…
Dù hướng xử lý như thế nào, tất nhiên sau khi bị cấp trên phát hiện về hành vi nói xấu sếp, thì bạn cũng sẽ cảm thấy rén, và cực kỳ ngại khi đối mặt với sếp, cho dù lần này có được bỏ qua, thì sau đó bạn cũng khó lòng làm việc bình thường, mà sẽ luôn trong trạng thái khó xử, nơm nớp lo sợ mình sẽ bị “chỉ điểm” vào bất kỳ lúc nào. Để tránh rơi vào trường hợp không mong muốn ấy, thì tốt nhất là bạn hãy nhanh chóng bỏ ngay thói quen xấu ấy, đừng tụ tập cùng đồng nghiệp để nói xấu sếp nữa. Vậy làm sao để bỏ thói quen nói xấu cấp trên?
Làm sao để bỏ thói quen nói xấu cấp trên?
Có rất nhiều cách giúp bạn bỏ thói quen nói xấu cấp trên, đầu tiên và đơn giản nhất chính là bạn hãy tập trung làm việc, dành tâm trí cho những việc mình cần làm, dành thời gian để xử lý các công việc tồn đọng thay vì tụ tập tám chuyện, nói xấu sếp với đồng nghiệp. Điều này vừa giúp bạn bỏ thói quen nói xấu cấp trên, vừa giúp bạn làm việc nghiêm túc hơn, đạt kết quả tốt hơn, và đây là điều mà bạn nên làm để giúp bạn yêu công việc hơn, bớt bất mãn với cấp trên hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể học cách suy nghĩ tích cực hơn, nhìn nhận các sự việc dưới góc nhìn đa chiều hơn, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, điều này sẽ giúp bạn đánh giá về sếp một cách khách quan hơn, hiểu được rằng sếp quyết định như vậy để làm gì, mong muốn gì, sếp cũng phải đang gánh vác những khó khăn, trách nhiệm lớn thế nào, từ đó, bạn sẽ thấu hiểu với những quyết định của sếp, và cảm thông mỗi khi sếp có điều gì đó khó tính, cứng nhắc với mình, dần dần bạn sẽ không còn nói xấu sếp nữa. Ngoài ra, khi có điều gì bạn cảm thấy bức bối, chưa hiểu rõ về những quyết định của sếp, thì bạn hãy mạnh dạn hỏi rõ, để mình hiểu vấn đề hơn, thì cũng sẽ thoải mái làm việc hơn, bám sát kỳ vọng của sếp hơn. Khi những khúc mắc được tháo gỡ, thì bạn cũng sẽ mất đi cảm giác khó chịu trong người, sẽ không nói xấu sếp nữa.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng cùng đồng nghiệp nói xấu sếp nếu bị phát hiện thì sẽ thế nào, đồng thời, đưa ra một số gợi ý giúp bạn bỏ thói quen xấu ấy. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Đi làm mà không thân với cấp trên thì có sao không?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.