Dễ Bị Xao Nhãng, Mất Tập Trung Thì Phải Làm Sao?

Tập trung là điều cực kỳ quan trọng mà bạn nên rèn luyện, vì nó sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích, giúp quá trình học tập, làm việc đạt hiệu quả tối ưu hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều đó. Vậy nếu thấy bản thân dễ bị xao nhãng, mất tập trung, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập, làm việc, thì bạn phải làm sao?

>> 4 cách giúp bạn tỉnh táo và tập trung làm việc

Biểu hiện của người dễ xao nhãng, mất tập trung

Bạn đang nghi ngờ bản thân mình là người dễ bị xao nhãng, mất tập trung, nhưng chỉ ngờ ngợ chứ chưa dám khẳng định, vậy hãy thử điểm qua xem mình có đang có một số biểu hiện này không:

  • Mất quá nhiều thời gian để hoàn thành việc cần làm, thường lâu gấp đôi người khác;
  • Thường xuyên trễ deadline, hoàn thành việc cần làm không đúng thời hạn;
  • Thường bỏ sót, quên mất những việc cần làm, tới khi phát hiện lại lật đật làm;
  • Vừa học, vừa làm, vừa chơi, bấm điện thoại, lướt mạng xã hội, nhắn tin,…
  • Đang làm việc A, thì nhảy sang làm việc B, hoặc thấy có việc C cần làm lẹ thì làm luôn;
  • Thích hứa hẹn, đặt mục tiêu, nhưng thường không chú tâm theo đuổi chúng;
  • Thường có kết quả học tập, làm việc không tốt, đạt kết quả không như mong đợi, kém hơn so với mặt bằng chung, hoặc thường để xảy ra sai sót trong các việc mình làm…

Tác hại của việc xao nhãng trong học tập và công việc

Nếu bạn thấy mình đang có từ 2-3 dấu hiệu trở lên, thì khả năng cao rằng bạn đang là người dễ bị xao nhãng, mất tập trung, và điều đó sẽ kéo theo nhiều tác hại tiêu cực. Trong học tập, nếu học sinh, sinh viên dễ bị xao nhãng, mất tập trung, lo làm việc riêng trong lớp, không lắng nghe giảng, đang ngồi tự học cũng lôi điện thoại ra bấm, hoặc đang học nhóm lại lo tám chuyện, thì khả năng cao rằng các em sẽ không nắm được kiến thức, kéo theo chuyện làm bài kiểm tra, bài thi đạt kết quả không tốt, và hoàn toàn có thể phải đối mặt với rủi ro rớt môn, học lại. Đồng thời, nếu liên tục bị điểm kém, rớt môn, thì khả năng cao cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới xếp loại tốt nghiệp khi sinh viên ra trường.

Chưa dừng lại ở đó, nếu không sớm khắc phục chuyện dễ bị xao nhãng, mất tập trung, để nó trở thành thói quen xấu khó bỏ, tới khi đi làm vẫn tiếp tục tình trạng này, thì sẽ khó lòng hoàn thành tốt những việc được giao, dễ dể xảy ra sai sót trong quá trình làm việc, hoặc quên mất những việc cần làm, gây thiệt hại cho công ty, và tất nhiên sẽ bị đánh giá không tốt, kiềm hãm cơ hội phát triển, tăng lương, thăng tiến trong tương lai của bạn. Ngoài ra, khi liên tục mang về kết quả làm việc không tốt, hiệu suất kém vì mất tập trung, thì khả năng cao rằng bạn sẽ bị công ty sa thải, buộc thôi việc.

>> Đồng nghiệp ồn ào, nói nhiều, khiến mình mất tập trung thì phải làm sao?

Rèn luyện khả năng tập trung có khó không?

Bên cạnh những tác hại kể trên, thì việc dễ bị xao nhãng, mất tập trung còn tiềm ẩn nhiều hậu quả khôn lường khác, và chắc chắn đó toàn là những điều mà bạn không muốn phải đối mặt. Vậy điều bạn cần làm ngay từ bây giờ là hãy nhanh chóng hành động, cố gắng rèn luyện cho mình khả năng tập trung, nhất là trong những lúc xử lý công việc quan trọng. Vậy rèn luyện khả năn tập trung có khó không?

Trong thực tế, rèn luyện sự tập trung thật sự là điều không hề đơn giản, đòi hỏi bạn phải cực kỳ quyết tâm và kiên trì trong một thời gian dài, chứ bạn không thể ép mình phải cố tập trung, ráng trở thành một người có khả năng tập trung tốt chỉ sau dăm ba ngày rèn luyện, nhất là khi điều đó vốn dĩ đã ăn sâu vào trong tiềm thức, và bạn đã quá quen thuộc với chuyện ấy. Vì thế, trước khi bắt tay vào việc rèn cho mình khả năng tập trung, thì bạn cần chuẩn bị tinh thần trước và hiểu rõ rằng đây là chuyện không dề đơn giản. Vậy dễ bị xao nhãng, mất tập trung thì phải làm sao?

Dễ bị xao nhãng, mất tập trung thì phải làm sao?

Đầu tiên, bạn phải cố gắng gạt bỏ những thứ khiến mình dễ bị xao nhãng, mất tập trung sang một bên. Chẳng hạn như bạn đang có thói quen bấm điện thoại, đang làm này làm kia, tự dưng lại lôi điện thoại ra nhắn tin, chơi game, lướt Tiktok, Facebook,.. thì hãy cất nó vào trong túi, trong ngăn bàn, hoặc đặt ở một nơi nào đó khuất tầm mắt. Thậm chí, khi đang có những việc quan trọng cần tập trung cao độ, thì tốt nhất bạn nên tắt luôn thông báo điện thoại, tránh để nó làm mình bị xao nhãng, mất tập trung. Hoặc nếu bạn dễ bị đồ ăn, giường ngủ làm mình xao nhãng, đang học tập, làm việc, tự dưng lại đi ăn uống, hoặc chợp mắt một chút, thì tốt nhất bạn nên chọn góc học tập, góc làm việc tránh xa tủ lạnh, giường ngủ, hoặc bạn cũng có thể ăn cho no, ngủ cho đủ giấc trước, rồi mới bắt đầu tập trung học sau.

Tiếp theo, nếu xung quanh có bạn bè, đồng nghiệp nào thường xuyên tám chuyện khi mình đang cố gắng tập trung, thì bạn hãy phát tín hiệu, nói cho họ biết rằng lúc này mình đang bận tập trung làm việc quan trọng, vui lòng giữ im lặng và không dụ dỗ mình tám chuyện, đừng khiến mình bị xao nhãng. Đừng sợ bị mất lòng, đừng sợ bị giận, vì bản thân họ cũng có những lúc cần tập trung, nên khi bạn nói ra một cách lịch sự, thì họ cũng sẽ hiểu, sẽ không làm phiền bạn giữa chừng. Ngoài ra, bạn cũng cần tập cho mình cách lên kế hoạch làm việc, lập thời gian biểu danh sách các việc cần làm, rồi follow theo chúng một cách chặt chẽ, đảm bảo giờ nào việc nấy, chưa xong việc thì không nghỉ ngơi, không để việc khác chen vào. Khi bạn duy trì được quyết tâm, nỗ lực trong một thời gian dài, thì bạn sẽ dần thay đổi, sẽ có khả năng tập trung tốt hơn.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng dễ bị xao nhãng, mất tập trung thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Điều gì quan trọng nhất khi đi làm? Bạn đã tập trung vào nó chưa?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Khi Có Mục Tiêu Rõ Ràng, Bạn Sẽ Làm Được Rất Nhiều Điều

Mỗi Ngày Chỉ Cần Tốt Hơn 1%, Bạn Sẽ Tiến Bộ Rất Nhiều

Học Tập & Làm Việc Ở Nước Ngoài Có Phải Ước Mơ Xa Vời?