Bất kỳ công việc nào cũng tồn tại áp lực, để hoàn thành tốt công việc một cách thuận lợi, thì bắt buộc bạn phải học cách đối diện và vượt qua những áp lực ấy, tránh để chúng dồn nén quá nhiều, rồi biến thành stress, ảnh hưởng xấu tới tâm trạng. Dẫu biết thế, nhưng thật sự khi đi làm vẫn sẽ có những lúc công việc kéo đến quá dồn dập, khiến bạn cảm thấy cực kỳ stress, nặng đầu. Vậy khi stress công việc có nên tâm sự với đồng nghiệp không?
>> Công việc nào ít áp lực, đi làm không bị stress?
Vì sao bạn lại stress trong công việc?
Bất kỳ điều gì cũng có nguyên nhân của nó, trước khi giải đáp vấn đề stress công việc có nên tâm sự với đồng nghiệp không, thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem vì sao bạn lại bị stress trong công việc? Đầu tiên, stress thường tới khi bạn có quá nhiều việc phải làm cùng lúc, khối lượng công việc nhiều, xử lý không kịp, dẫn tới việc bị quá tải, cắm đầu làm việc cả ngày vẫn chưa thấy xong. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến đa số chúng ta bị stress khi đi làm. Tiếp theo, stress cũng có thể đến từ chuyện không hoàn thành tốt công việc, liên tục đạt kết quả làm việc kém, không như mong đợi, để xảy ra sai sót khi làm việc, gây thiệt hại cho công ty, dẫn tới việc bị cấp trên trách mắng, lớn tiếng khiển trách, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến bạn vừa stress, vừa tự ti về năng lực làm việc của mình.
Song song đó, stress cũng sẽ đến khi bạn có quá nhiều công việc cần làm, mà deadline lại gấp rút, mặc dù đã ở lại công ty tăng ca, làm thêm giờ, nhưng vẫn không xong kịp, khiến công việc bị trì hoãn, trễ deadline, và tất nhiên sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ tai hại khiến bạn cảm thấy cực kỳ áp lực. Bên cạnh các nguyên nhân phổ biến kể trên, trong thực tế, mỗi người mỗi trường hợp riêng, tính chất công việc khác nhau, nên có thể sẽ phải đối mặt thêm với nhiều lý do khác nữa, nói chung khi đi làm thì bạn phải chuẩn bị trước tâm lý để đương đầu và vượt qua áp lực công việc.
Dấu hiệu nhận biết người bị áp lực công việc
Tự dưng bạn thấy cực kỳ mệt mỏi khi đi làm, bạn đang hoài nghi rằng mình đang bị stress công việc, nhưng chưa dám khẳng định. Vậy hãy thử điểm qua một số dấu hiệu nhận biết người bị áp lực công việc nhé:
- Khối lượng công việc quá nhiều, việc chất đống, làm hoài không thấy xong;
- Deadline dồn dập, khó lòng hoàn thành đúng hạn, thường bị trễ deadline;
- Đi làm như người mất hồn, làm việc đại cho có, cho xong, chỉ mong mau hết việc;
- Thường tìm cách trốn việc vì đã quá mệt mỏi, nặng đầu, mong mau hết giờ để được về;
- Thường bị cấp trên khiển trách vì hoàn thành công việc chưa tốt, không đạt KPI;
- Nghĩ hoài không ra cách giải quyết công việc, càng làm càng thấy bế tắc, đi vào ngõ cụt;
- Toàn tâm toàn ý trong công việc, nhưng kết quả không như mong đợi, đâm ra nản chí;
- Khi bị quá tải công việc, nhờ đồng nghiệp trợ giúp nhưng thường bị từ chối, phải tự xoay sở;
- Cấp trên thường xuyên tạo thêm áp lực cho nhân viên, đã mệt lại còn mệt hơn;
- Thường tụ tập than vãn với đồng nghiệp, nghĩ tới chuyện nghỉ việc, tìm chỗ làm mới…
>> Trả lời phỏng vấn: Bạn sẽ làm gì khi bị stress trong công việc?
Stress công việc có nên tâm sự với đồng nghiệp không?
Khi stress trong công việc, dù là vì bất kỳ nguyên nhân nào, thì bạn cũng cần phải nhanh chóng giải quyết, tránh để sự việc dâng lên tới đỉnh điểm rồi bùng nổ, lúc đó muốn xử lý thì cũng đã quá muộn màng. Một trong những giải pháp phổ biến nhất mà mọi người hay áp dụng khi bị stress công việc chính là tâm sự với đồng nghiệp, nhất là với những đồng nghiệp thân thiết, vậy liệu có nên như thế không?
Khi làm việc cùng công ty, cùng tính chất công việc, thì đồng nghiệp sẽ là những người cùng cảnh ngộ, hơn ai hết, họ là người hiểu rõ nhất những khó khăn, áp lực, mệt mỏi công việc mà bạn đang gặp phải, nên khi tâm sự với đồng nghiệp, thì họ sẽ nhanh chóng nhận ra vấn đề, nhiều khi họ cũng đang bị stress giống bạn, nên cũng sẽ dễ tâm sự hơn, để cùng nhau tìm hướng giải quyết. Đó là một quyết định đúng đắn, và là giải pháp hữu hiệu giúp bạn giải toả bớt áp lực công việc.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tâm sự một cách phù hợp, theo kiểu mình đang chia sẻ vấn đề, và cùng nhau đưa ra hướng giải quyết, hoặc động viên nhau cùng cố gắng, tránh việc tụ tập đồng nghiệp lại để cùng nhau than vãn, chê bai công việc, nói xấu công ty, vì điều đó sẽ khiến vấn đề ngày càng tồi tệ hơn, mọi người ngày càng cảm thấy toxic, tiêu cực hơn trong công việc, kéo kết quả làm việc đi xuống nhiều hơn, thậm chí có trường hợp còn cùng rủ nhau nghỉ việc.
Gợi ý cách giúp bạn giảm stress công việc hiệu quả
Song song với việc tâm sự cùng đồng nghiệp, thì vẫn còn nhiều giải pháp khác giúp bạn giảm stress một cách hiệu quả. Tuỳ bản thân mỗi người sẽ tự trải nghiệm, đánh giá và lựa chọn xem cách nào phù hợp với bản thân mình nhất. Đầu tiên, bạn có thể tập cho mình cách tư duy tích cực, nhìn nhận sự việc dưới góc nhìn khách quan, đa chiều, tránh việc tiêu cực hoá vấn đề, vì chúng sẽ càng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn, chứ không giải quyết được gì.
Tiếp theo, bạn có thể dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn sau những lúc làm việc quá căng thẳng, chẳng hạn như tự thưởng cho mình 1 ly cafe, lắng nghe những bài nhạc êm dịu giúp mình xả stress, hoặc lướt xem các video hài hước, để vực dậy tinh thần, giải toả căng thẳng. Bạn cũng nên tập trung trau dồi năng lực làm việc, tích luỹ thêm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tự khắc phục những điều bản thân còn đang thiếu sót, vì chúng sẽ giúp bạn tăng khả năng hoàn thành tốt công việc, rút ngắn thời gian nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian nhìn lại công việc, tự rút kinh nghiệm sau những lần đạt kết quả chưa tốt, để bản thân mình cố gắng hơn, nỗ lực hoàn thành chúng tốt hơn trong tương lai. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo mình luôn lập kế hoạch làm việc rõ ràng, logic, hợp lý, và theo dõi kỹ tiến độ công việc, đảm bảo mình làm việc bám sát tiến độ, nhằm tăng khả năng hoàn thành tốt công việc. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, khi năng lực làm việc của mình tốt hơn, hoàn thành công việc với hiệu suất cao hơn, thì tự dưng những áp lực công việc sẽ dần giảm xuống và sớm tan biến.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng stress công việc có nên tâm sự với đồng nghiệp không, đồng thời, gợi ý cách giúp bạn giảm stress một cách hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Không muốn đi làm, chỉ thích đi chơi thì phải làm sao?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.