Đến Trễ Khi Phỏng Vấn Và Những Hậu Quả Khôn Lường

Buổi phỏng vấn xin việc chính là cơ hội để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu trong buổi phỏng vấn bạn có sự thể hiện tốt, trả lời lưu loát, nhưng lại mắc phải một số lỗi cơ bản, chẳng hạn như là đến trễ khi phỏng vấn, thì nhiều khả năng bạn đã tự đánh mất đi cơ hội trúng tuyển của mình. Dưới đây là một số hậu quả khôn lường nếu bạn đến trễ khi phỏng vấn.

>> Mặc trang phục gì khi đi phỏng vấn xin việc?

Đến trễ khi phỏng vấn là thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng

Trong bất kỳ cuộc hẹn nào, chẳng hạn như đi gặp đối tác, hẹn với khách hàng, đi cafe với bạn hay đi phỏng vấn với nhà tuyển dụng, nếu bạn đến trễ thì sẽ thể hiện rằng bạn thiếu tôn trọng đối phương, rằng bạn xem cuộc hẹn đó là không quan trọng. Khi đối phương cảm thấy bạn không tôn trọng họ thì sẽ tạo ra ấn tượng xấu về bạn trong mắt họ.

Cụ thể hơn, nếu bạn đến trễ khi phỏng vấn, bạn sẽ để lại ấn tượng không tốt về mình trong mắt nhà tuyển dụng. Điều này khiến họ sẽ đánh giá bạn khắt khe hơn, thiếu cởi mở hơn so với các ứng viên đến đúng giờ. Ngoài ra, có một số công ty còn đưa thẳng việc đúng giờ vào thang điểm để đánh giá ứng viên, nếu bạn đến trễ khi phỏng vấn thì đã tự đánh mất điểm của mình rồi.

Đến trễ khi phỏng vấn là thiếu chuyên nghiệp

Nhà tuyển dụng luôn mong muốn lựa chọn được một ứng viên chuyên nghiệp mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Vì khi ứng viên chuyên nghiệp thì sẽ làm việc trơn tru, phối hợp với đồng nghiệp nhịp nhàng trong công việc, tạo được ấn tượng tốt khi làm việc với khách hàng, với đối tác. Chỉ cần đến trễ khi phỏng vấn thôi, bạn đã tự đánh mất điểm chuyên nghiệp của mình, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là một người thiếu chuyên nghiệp. Cho dù bạn rất giỏi chuyên môn, nhưng nếu chưa chuyên nghiệp thì nhà tuyển dụng chưa chắc sẽ chọn bạn.

>> Hãy chuyên nghiệp mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh

Thể hiện kỹ năng quản lý thời gian kém

Tiếp theo, việc đến trễ khi phỏng vấn còn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người có kỹ năng quản lý thời gian kém. Điều này đồng nghĩa với việc là họ sẽ hoài nghi về bạn, cho rằng nhiều khi sau này đi làm bạn sẽ thường xuyên đi trễ, trễ các cuộc họp, cuộc hẹn, thậm chí là trễ deadline, gây ảnh hưởng lớn đến kết quả công việc. Chẳng ai muốn tuyển dụng một ứng viên có nguy cơ sẽ trễ deadline cả.

Đến trễ làm bạn bối rối, lúng túng

Điều cuối cùng, đến trễ khi phỏng vấn sẽ dễ khiến bạn bối rối, lúng túng khi bắt đầu buổi phỏng vấn. Thử tưởng tượng xem hình ảnh bạn lúc đó, thở hổn hển, mồ hôi nhễ nhại vì phải chạy vội vã khi trễ giờ. Rồi cũng không có thời gian để chuẩn bị tinh thần trước khi bước vào phỏng vấn nữa. Điều này dễ khiến cho buổi phỏng vấn bị “trôi”, bạn sẽ không gây được nhiều ấn tượng với nhà tuyển dụng thông qua các câu trả lời của mình.

>> Hãy bỏ ngay thói quen đi trễ, giờ dây thun

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý