Đi Làm Bị Sếp Chửi Là Bình Thường Hay Bất Thường?

Khi đi làm, chúng ta luôn muốn tập trung cho công việc, không muốn bị xao nhãng tinh thần hoặc bị tuột mood bởi các sự việc khác. Tuy nhiên, sẽ có những lúc bạn bị sếp chửi, bị cấp trên trách mắng, cho dù trách đúng hay hiểu lầm thì bạn cũng sẽ mang cảm giác bực bội, khó lòng tập trung làm việc. Vậy đi làm bị sếp chửi là bình thường hay bất thường? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> Câu hỏi phỏng vấn: Sếp cũ của em là người như thế nào?

Vì sao cấp trên lại trách mắng cấp dưới?

Thật ra, cấp trên cũng luôn muốn cấp dưới tập trung làm việc, không bị xao nhãng hay mất tinh thần vì những chuyện khác, vì dù sao thì kết quả làm việc cũng là điều quan trọng nhất, bạn phải làm việc hiệu quả, chất lượng, kịp deadline, đó cũng là nhiệm vụ của cấp trên trong chuyện quản lý kết quả làm việc của team. Nhưng vì sao cấp trên lại trách mắng cấp dưới? Đó không phải là vì họ ghét bạn, kiếm chuyện gây sự, chửi bới vô cớ.

Hãy nhớ rằng cấp trên sẽ rất bận rộn, họ sẽ luôn dành thời gian cho công việc, chứ không rảnh rỗi tới mức đi chửi bới, trách mắng lung tung. Bạn làm đúng, làm tốt công việc thì đâu ai trách mắng bạn được. Còn nếu bị cấp trên trách mắng thì khả năng cao rằng bạn đã có lỗi sai, đã để kết quả làm việc sa sút, và thường thì khi chửi nhân viên, sếp cũng sẽ nói luôn nguyên nhân, để bạn kịp thời nhận ra và khắc phục những sai sót của mình. Vậy sếp sẽ thường chửi nhân viên trong trường hợp nào?

Sếp thường chửi nhân viên trong trường hợp nào?

Sẽ có nhiều tình huống khác nhau khiến cấp trên không hài lòng, rồi trách mắng, thậm chí lớn tiếng chửi nhân viên cấp dưới, chẳng hạn như các trường hợp sau:

  • Nhân viên không tập trung làm việc, vừa làm vừa chơi, thường xuyên bấm điện thoại, lo làm việc riêng;
  • Nhân viên không tuân thủ giờ giấc làm việc, đi trễ, về sớm, trong giờ làm việc thường xuyên đi ra ngoài, vắng mặt, lợi dụng giờ làm việc để đi cafe, đi ăn;
  • Nhân viên thường để xảy ra sai sót khi làm việc, vì sự cẩu thả, thiếu cẩn thận;
  • Nhân viên không để tâm tới công việc, thường xuyên delay, trì hoãn, khiến các việc cần làm không hoàn thành xong kịp, trễ deadline, công việc chất đống;
  • Nhân viên làm việc xong nhưng không đạt chất lượng, chỉ đơn giản là làm hời hợt cho xong việc chứ không quan tâm tới hiệu quả, kết quả công việc;
  • Nhân viên không đạt KPI, chậm tiến độ nhiều so với dự kiến, và cũng không có ý định sẽ cố gắng hơn để thay đổi kết quả, lúc nào cũng đạt kết quả kém;
  • Sếp đã dặn dò, hướng dẫn kỹ nhưng nhân viên không chú tâm, không ghi nhớ, tới lúc làm việc thì bị sai lung tung, mà toàn sai những điều đã được dặn trước;
  • Nhân viên chống đối, cấp trên kêu làm gì cũng thái độ, rề rà, không chịu làm, hoặc trước mặt thì giả vờ làm, còn sau lưng thì không thèm làm, bỏ bê công việc, ngồi nói xấu sếp, kể xấu công ty;
  • Nhân viên có hành vi gian lận, lợi dụng kẽ hở của quy trình làm việc để trục lợi cá nhân, gian dối khi báo cáo kết quả làm việc nhưng không qua mắt được cấp trên…

>> Cảm thấy sếp chưa tin tưởng mình thì phải làm sao?

Đi làm bị sếp chửi là bình thường hay bất thường?

Sau khi đã điểm qua những trường hợp mà sếp thường chửi nhân viên, thì bạn đã nhận ra vấn đề chưa? Đó chính là cấp trên sẽ chỉ chửi nhân viên trong những trường hợp mà nhân viên thật sự sai, có lỗi, thái độ làm việc không tốt, kết quả làm việc sa sút, hoặc thản nhiên gian lận, vi phạm nội quy làm việc, đó toàn là những hành động sai trái không nên có trong môi trường làm việc. Công ty đã tuyển dụng bạn, cho bạn cơ hội làm việc & kiếm thu nhập ổn định mỗi tháng, vậy mà bạn lại làm việc không hiệu quả, thiếu trách nhiệm, không mang lại giá trị cho công ty tương xứng với mức lương mình được nhận, rồi gián tiếp ảnh hưởng tới công việc của cấp trên, thì khi đó bị sếp chửi là điều bình thường. Họ là cấp trên, là sếp, thì họ sẽ có tiếng nói, có quyền răn đe nhân viên cấp dưới trong phạm vi công việc, nhằm giúp nhân viên kịp thời nhận ra sai lầm và sửa đổi.

Tuy nhiên, nếu bạn nhận ra rằng mình là người luôn làm việc đàng hoàng, nghiêm túc, tập trung, nỗ lực để hoàn thành công việc, và kết quả làm việc của bạn cũng khá ổn, không tới nỗi quá tệ hay quá nhiều sai sót, vậy mà bạn vẫn thường xuyên bị cấp trên chửi mắng, thậm chí có những lúc còn lớn tiếng quát nạt, soi mói bới móc ra những lỗi nhỏ nhặt để chửi, hoặc la mắng nhân viên một cách cảm tính, thì đó là điều bất thường. Đi làm mà cứ bị sếp chửi một cách vô lý như thế là bất thường, chứ làm sao mà bình thường được, tự nhiên mình không làm gì sai mà suốt ngày bị la mắng, chì chiết, thì sao mà chịu được, nhất là khi đây là môi trường làm việc, cần phải lành mạnh, chứ toxic như thế thì sẽ khó mà làm lâu dài.

Làm sao để hạn chế bị cấp trên chửi khi đi làm?

Dù bị sếp chửi có lý do hay chửi bới vô cớ, thì chắc chắn điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới tâm trạng, khiến bạn thấy buồn bực, áp lực và khó lòng tập trung xử lý công việc, kéo kết quả làm việc đi xuống hoặc không được ổn như bình thường. Vậy làm sao để hạn chế bị cấp trên chửi khi đi làm? Giải pháp hữu hiệu nhất chính là bạn cứ luôn hoàn thành tốt công việc của mình, cố gắng tập trung cao độ để hoàn thiện những việc được giao một cách bài bản, chỉn chu nhất trong khả năng của mình, những gì đã được sếp dặn dò, hướng dẫn thì cần lưu tâm để không làm sai, và tất nhiên bạn cũng phải có thái độ làm việc tốt, siêng năng, chăm chỉ, chịu khó, không được nghĩ tới chuyện gian lận khi đi làm.

Còn nếu bạn thấy rằng năng lực làm việc của mình chưa tốt, chuyên môn chưa vững, kiến thức chuyên ngành cũng còn chưa ổn, thì hãy nhanh chóng trau dồi, vừa giúp bạn nâng cao năng lực, phát triển bản thân, hoàn thành tốt công việc, vừa hạn chế trường hợp bị cấp trên chửi mắng khi đi làm.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng đi làm bị sếp chửi là bình thường hay bất thường? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Bị sếp đánh giá thấp năng lực thì phải làm sao?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý