Đi Làm Thêm Tháng Nào Cũng Bị Trừ Lương Thì Phải Làm Sao?

Đi làm thêm part time là sự lựa chọn của đông đảo sinh viên đại học, vì các em vừa tranh thủ được thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập, vừa tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm làm việc hữu ích cho bản thân, giúp mình trở nên tự tin, nhạy bén, linh hoạt hơn khi xử lý các tình huống bất ngờ từ phía khách hàng khi đi làm thêm. Sẽ chẳng có gì để nói nếu như các em đi làm thêm nhận được lương đều đặn, không bị trừ bớt vì lý do này kia. Tuy nhiên, nếu sinh viên đi làm thêm part time tháng nào cũng bị trừ lương thì phải làm sao, nên tiếp tục hay xin nghỉ?

>> Sinh viên tự đi làm thêm kiếm tiền là trưởng thành chưa?

Lương sinh viên đi làm thêm bao nhiêu/giờ?

Trước khi đi vào chuyện bị trừ lương, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem sinh viên đi làm thêm part time thường được trả lương bao nhiêu/giờ? Điều này sẽ dao động phụ thuộc vào tính chất công việc, khả năng chi trả của chủ, mức độ thạo việc và năng lực riêng của từng bạn, nên sẽ khó lòng đưa ra con số chính xác. Còn nếu đưa ra một khoảng lương để sinh viên tham khảo, thì thường sẽ rơi vào khoảng 20.000đ – 30.000đ/giờ, tức là cuối tháng các em chỉ cần check tổng số giờ mình đã làm việc, rồi nhân với mức lương/giờ, thì sẽ ra được tổng tiền lương tháng của mình. Chẳng hạn như:

  • Làm thêm 100 giờ/tháng: Lương từ 2.000.000đ – 3.000.000đ;
  • Làm thêm 120 giờ/tháng: Lương từ 2.400.000đ – 3.600.000đ;
  • Làm thêm 140 giờ/tháng: Lương từ 2.800.000đ – 4.200.000đ.

Vì sao sinh viên bị trừ lương khi đi làm thêm?

Dựa vào cách tính lương ở phần trước, thì hầu như tất cả sinh viên đi làm thêm đều có thể tự ước lượng trước khoảng tiền lương mà mình sẽ được trả từng tháng, vì thế, nếu như bị trừ lương, hoặc lương thực nhận thấp hơn con số mình đã tính, thì các em sẽ dễ dàng phát hiện ra ngay. Khi thắc mắc đi hỏi chủ hoặc quản lý, thì sẽ nhận được các lý do thường gặp sau:

  • Tiền lương đi làm thêm bị trừ thuế TNCN 10% theo quy định của Luật Lao Động;
  • Tiền lương đi làm thêm được trích một phần để đóng BHXH, BHTN;
  • Đi trễ/về sớm, không đảm bảo đúng giờ giấc nên bị trừ lương;
  • Đi làm không nghiêm túc, vi phạm quy định của nơi làm việc nên bị trừ lương;
  • Nhiều lần để xảy ra sai sót trong công việc, gây thiệt hại nên bị trừ lương;
  • Làm đổ vỡ đồ đạc, hư hỏng máy móc, công cụ làm việc nên bị cấn trừ vào tiền lương;
  • Tiếp thu chậm, làm việc chậm hơn, hiệu suất thấp hơn các bạn khác nên bị trừ lương.

Tóm lại, sẽ có rất nhiều lý do khác nhau giải thích cho việc vì sao sinh viên bị trừ lương khi đi làm thêm, đây là điều đương nhiên, vì dưới góc độ dân kinh doanh, người chủ sẽ không bao giờ dám trừ lương nhân viên một cách vô tội vạ, không có lý do chính đáng, như thế lỡ bị nhân viên khiếu nại, kiện cáo thì còn mặt mũi nào nữa, vừa bị mang tiếng, mà vừa có rủi ro phải đối mặt với các hình thức xử lý/phạt theo quy định của Luật Lao Động nữa.

>> Tiền lương sinh viên làm thêm phục vụ quán cafe thường bao nhiêu?

Đi làm thêm tháng nào cũng bị trừ lương thì phải làm sao?

Dù là sinh viên đi làm thêm part time, nhưng các em cũng có quyền được đảm bảo lợi ích chính đáng của mình, chứ không thể cứ mãi im lặng chịu trận để tháng nào cũng bị trừ lương oan uổng. Sau khi đã hỏi thăm và biết được lý do mình bị trừ lương mỗi tháng, sinh viên cần bình tĩnh phân tích và xác định xem liệu lý do đó có hợp lý không, hay chỉ đơn thuần là người chủ ấy đang cố tình bóc lột sức lao động của nhân viên part time, cho rằng các em chỉ là những đứa sinh viên còn nhỏ không hiểu luật, không dám nói gì nên ngang nhiên chèn ép?

Nếu câu trả lời là trích một phần tiền lương để đóng thuế TNCN 10%, thì chỉ đúng trong trường hợp đôi bên đang ký hợp đồng làm việc dưới 3 tháng, và mức tiền lương từ 2 triệu/tháng trở lên. Nếu trích tiền lương để đóng BHXH, BHTN, thì đôi bên phải có ký hợp đồng lao động chính thức, tức là đi làm theo ca đủ 8 tiếng/ngày, trả lương cứng theo tháng chứ không tính theo giờ như nhân viên part time. Đây là 2 trường hợp mà sinh viên có thể dễ dàng xác định đúng/sai nhất, vì chúng hoàn toàn là thông tin trực quan, minh bạch, chứ không thể đánh giá một cách cảm tính.

Với các lý do trừ lương khác, chẳng hạn như đi trễ/về sớm, làm việc không nghiêm túc, mất tập trung, để xảy ra sai sót, đổ vỡ đồ đạc,… thì gần như các nguyên nhân ấy đều phát sinh từ bản thân các em, nếu các em không làm gì sai thì đâu ai nói gì được mình, đồng thời, những điều này cũng có thể đánh giá một cách cảm tính, nếu chủ vui thì bỏ qua, không vui thì trách phạt, trừ lương, mình là phận nhân viên part time nên cũng khó lòng bắt bẻ lại.

Chính vì thế, sinh viên cần rút kinh nghiệm sâu sắc, tránh tiếp tục mắc phải những điều này trong tương lai, còn nếu mình vẫn cẩu thả, mất tập trung, thiếu nghiêm túc khi làm việc, thì chẳng có gì để nói nữa, vì vốn dĩ các em cũng đã làm sai và chuyện phạt này đôi bên đều đã biết và thống nhất từ trước đó.

Có nên xin nghỉ khi chỗ làm thêm không minh bạch lương?

Trong trường hợp các em đã cố gắng thay đổi, không mắc lại những lỗi sai cũ, hoặc vốn dĩ ngay từ đầu mình luôn hoàn thành tốt công việc, không để xảy ra vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng vẫn bị chủ vạch lá tìm sâu, cố tình soi mói một cách quá vô lý để trừ lương, không minh bạch trong cách trả lương, thì sẽ khiến sinh viên đi làm thêm cảm thấy cực kỳ bức xúc, lăn tăn rằng có nên xin nghỉ không? Câu trả lời là có, các em đừng lo ngại rằng khó tìm được việc khác, vì hiện tại việc làm thêm part time cho sinh viên rất nhiều, không có lý do gì mà mình phải chấp nhận chịu thiệt thòi, làm việc ở một nơi có môi trường toxic, bị chèn ép tiền lương, bóc lột sức lao động như thế. Mặc dù chỉ là sinh viên đi làm thêm part time, nhưng các em vẫn có quyền lựa chọn cho mình một môi trường làm việc tốt, vừa giúp bản thân học hỏi, phát triển, vừa có được mức thu nhập hàng tháng rõ ràng, minh bạch, tương xứng với những giá trị mà các em mang lại.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng đi làm thêm thường bị trừ lương vì lý do gì, tháng nào cũng bị trừ lương thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> 5 rủi ro sinh viên có thể đối mặt khi đi làm thêm part time

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Sinh Viên Bảo Lưu Vì Bị Ốm Nhập Viện Có Được Không?

Học Kế Toán Làm Kinh Doanh Quốc Tế Có Được Không?

Có Cần Nộp Kèm Bằng Tiếng Anh Khi Xin Việc Không?