Điểm Khác Biệt Giữa Môn Học Đại Cương Và Môn Chuyên Ngành

Ở cấp 3, các môn học sẽ đều có tính chất như nhau, tức là cung cấp cho các em kiến thức tổng quan ở đa dạng lĩnh vực. Còn khi lên đại học, thì tân sinh viên sẽ phải làm quen với 2 khái niệm mới, đó chính là “môn học đại cương” và “môn học chuyên ngành”. Hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu những điểm khác biệt giữa môn học đại cương và môn chuyên ngành trong bài viết này để tránh nhầm lẫn giữa 2 khái niệm ấy nhé!

>> Cách học tốt các môn đại cương khi mới lên đại học

Môn học đại cương là gì?

Môn học đại cương là những môn học cơ bản mà sinh viên cần hoàn thành trong năm nhất đại học, chúng sẽ cung cấp những kiến thức tổng quan mà bất kỳ ngành học nào cũng cần phải nắm, trước khi tiếp xúc với những môn chuyên ngành riêng biệt trong các năm học tiếp theo. Tuỳ từng khối ngành khác nhau mà sinh viên sẽ phải học những môn đại cương khác nhau, một số môn đại cương phổ biến như tin học đại cương, pháp luật đại cương, Tiếng Anh đại cương, triết học, lịch sử Đảng,… và có điểm chung là chúng sẽ khá phức tạp, đòi hỏi sinh viên phải tập trung thì mới có thể đạt kết quả tốt, còn những bạn nào chưa cố gắng học thì có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro bị rớt môn ở đại học.

Bên cạnh việc cung cấp kiến thức tổng quan, thì các môn đại cương cũng giúp sinh viên dần làm quen với phương pháp giảng dạy ở đại học, giúp các em nâng cao khả năng tư duy logic, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp kiến thức, đồng thời, rèn luyện kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý thời gian,… Ngoài ra, các môn học đại cương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình kiến thức và tư duy của tân sinh viên khi mới lên đại học.

Môn học chuyên ngành là gì?

Khác biệt với môn đại cương, môn chuyên ngành là những môn học chuyên sâu, cung cấp kiến thức chuyên biệt theo từng chuyên ngành cụ thể mà sinh viên theo học. Tức là mỗi ngành học sẽ có chương trình học khác nhau, bao gồm các môn học chuyên ngành khác nhau. Chính vì tính chuyên môn cao, nên các môn học chuyên ngành cũng sẽ cực kỳ phức tạp, nhất là các môn nâng cao ở năm 3, năm 4, đòi hỏi sinh viên phải cực kỳ chăm chỉ, chủ động trong học tập, chăm chỉ ôn bài, làm bài tập, thì mới có thể hiểu bài và nắm vững kiến thức chuyên ngành.

Mục đích chính khi học các môn chuyên ngành là để giúp sinh viên nắm vững những kiến thức cơ bản và nâng cao liên quan tới chuyên ngành của mình, để các em có đủ hành trang kiến thức, tự tin ứng tuyển việc làm khi ra trường. Bên cạnh đó, khi vững kiến thức chuyên ngành thì sinh viên mới ra trường cũng sẽ nhanh chóng làm quen với công việc, thuận lợi hơn khi hoàn thành những việc được giao, mang về kết quả làm việc tốt và là nền móng vững chắc để các em phát triển sự nghiệp trong tương lai. Để học tốt các môn chuyên ngành thì sinh viên cần phải nắm vững lý thuyết, đồng thời, biết cách thực hành, ứng dụng chúng vào thực tế, để có thể hiểu rõ bản chất kiến thức và ghi nhớ kiến thức lâu dài.

>> Cách giúp sinh viên học tốt các môn chuyên ngành ở đại học

Khác biệt giữa môn học đại cương và môn chuyên ngành

Sau khi làm rõ định nghĩa của môn học đại cương và môn chuyên ngành, thì chúng ta sẽ cùng dựa vào đó để tìm ra những điểm khác biệt giữa hai khái niệm này, cụ thể như sau:

  • Đối tượng: Môn đại cương thường sẽ được giảng dạy cho toàn bộ sinh viên ở tất cả chuyên ngành, còn môn học chuyên ngành chỉ giảng dạy cho sinh viên theo học ngành đó;
  • Phạm vi kiến thức: Môn học đại cương cung cấp những kiến thức tổng quan, môn chuyên ngành sẽ đi vào các kiến thức chuyên biệt, chuyên môn của ngành mà sinh viên theo học;
  • Chiều sâu kiến thức: Môn học đại cương chỉ cần sinh viên nắm được kiến thức cơ bản, tổng quát, còn môn chuyên ngành sẽ yêu cầu các em phải tìm hiểu sâu kiến thức từng môn học, nhất là những môn chuyên ngành ở năm cuối;
  • Mức độ ứng dụng vào công việc: Tất nhiên, các môn học chuyên ngành sẽ có tính ứng dụng rất cao vào công việc khi sinh viên ra trường đi làm sau này, còn môn đại cương chỉ cung cấp một số kiến thức chung nhằm rèn luyện tư duy, chứ hầu như sẽ không ứng dụng nhiều vào công việc thực tế.
  • Độ khó của môn học: Một lần nữa, tỷ số lại nghiêng về môn học chuyên ngành, tức là nó sẽ có độ khó, độ phức tạp cao hơn, đòi hỏi sinh viên phải chủ động học tập nhiều hơn so với các môn đại cương;
  • Tỷ lệ qua môn: Mặc dù sinh viên hoàn toàn có thể đối mặt với rủi ro rớt môn ở bất kỳ môn học nào khi các em chưa tập trung học, nhưng tỷ lệ qua môn của môn đại cương sẽ cao hơn, tức là tỷ lệ rớt môn chuyên ngành sẽ nhiều hơn.

Tóm lại, không khó để sinh viên tìm ra những điểm khác biệt giữa môn học đại cương và môn chuyên ngành, vì bản chất chúng hoàn toàn khác nhau. Nhìn chung thì môn học chuyên ngành sẽ “nặng đô hơn, khó nuốt hơn” so với môn đại cương, điều này cũng dễ hiểu, vì như thế thì mới cung cấp đủ kiến thức chuyên môn để sinh viên có thể hoàn thành tốt công việc khi ra trường đi làm. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tốt!

>> Đừng để sắp tốt nghiệp lại hối tiếc vì 4 năm đại học không cố gắng

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?