Điểm Số Thực Tế Khác Với Kỳ Vọng Thì Phải Làm Sao?

Khi được hỏi rằng điều gì mà sinh viên đại học quan tâm nhiều nhất, thì không ít bạn trả lời ngay đó chính là kết quả học tập, mà cụ thể hơn là điểm số. Đa phần sinh viên đều kỳ vọng rằng mình sẽ đạt điểm cao, mang về kết quả học tập tốt như kỳ vọng của bản thân và gia đình. Nhưng trên thực tế, không phải sinh viên nào cũng làm được điều này, có những bạn điểm cao, nhưng cũng có những bạn bị điểm kém. Vậy điểm số thực tế khác với kỳ vọng thì phải làm sao?

>> Cách vượt qua tiết học buổi sáng thuận lợi và hiệu quả

Điểm số phản ánh điều gì?

Không phải tự dưng mà đi học lại phải khảo bài, kiểm tra, thi cử để tính điểm. Nếu chuyện tính điểm không quan trọng,chẳng có ý nghĩa gì, thì học sinh/sinh viên đã không phải khổ sở học bài, làm bài tập, ôn bài kỹ lưỡng với kỳ vọng mình sẽ đạt điểm cao, thầy cô cũng chẳng phải mất công soạn đề kiểm tra, đề thi, chấm điểm từng sinh viên chi cho mệt. Thật ra, điểm số là một thước đo quan trọng phản ánh năng lực học tập và mức độ nắm vững kiến thức môn học của học sinh/sinh viên, tất nhiên sẽ vẫn có sai số, nhưng ít ra nó cũng đánh giá và phân loại tương đối chính xác. Những bạn đạt điểm số cao thường sẽ nắm vững kiến thức hơn, khả năng học hỏi tốt hơn so với những bạn bị điểm kém, dưới trung bình.

Vì sao sinh viên kỳ vọng mình được điểm cao?

Mặc dù đạt điểm cao là một điều không hề dễ dàng, nhất là với các môn học khó và phức tạp ở đại học, nhưng đa số sinh viên vẫn kỳ vọng rằng mình sẽ đạt được điểm cao. Vì sao lại như thế? Đầu tiên, đó cũng chính là kỳ vọng của các bậc phụ huynh, khi chăm lo cho con mình ăn học, thì ba mẹ tự đặt kỳ vọng rằng các em sẽ học tốt, sẽ đạt điểm cao, thường xuyên quan tâm đến điểm số, kết quả học tập của các em. Chính điều này đã khiến không ít sinh viên mặc định hiểu rằng mình phải phấn đấu, nỗ lực để đạt được điều đó, để không phụ lòng kỳ vọng của ba mẹ.

Tiếp theo, khi đạt điểm cao thì cũng đồng nghĩa với việc sinh viên đã nắm vững kiến thức môn học, nhất là với các môn chuyên ngành quan trọng, liên quan nhiều tới công việc sau này. Khi đã có vốn kiến thức chuyên ngành vững chắc, thì các em sẽ tự tin hơn khi ứng tuyển việc làm sau này, rồi khi vào làm việc mình cũng sẽ thích nghi nhanh hơn, có khả năng hoàn thành công việc trơn tru, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, khi đạt được điểm cao như kỳ vọng, tất nhiên sinh viên sẽ có cảm giác cực kỳ tự hào, rằng những nỗ lực của mình đã được đền đáp xứng đáng, rằng mình cũng đạt kết quả học tập tốt, đạt loại giỏi/xuất sắc, nằm trong top đầu của lớp,… Đó sẽ là viễn cảnh tốt đẹp khi sinh viên đạt điểm cao, tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng toàn màu hồng. Lỡ điểm số thực tế khác với kỳ vọng thì phải làm sao?

>> Điểm số có ảnh hưởng đến thành công trong tương lai không?

Điểm số thực tế khác với kỳ vọng thì phải làm sao?

Ai cũng có quyền kỳ vọng rằng mình sẽ thành công, đạt được nhiều thành tích tốt, cụ thể hơn, đối với sinh viên, thì các em hoàn toàn có quyền kỳ vọng rằng mình sẽ đạt điểm cao, mang về kết quả học tập tốt. Khi kết quả điểm số thực tế khác với kỳ vọng, chắc hẳn các em sẽ rất buồn, chán nản, thậm chí một số sinh viên còn có suy nghĩ tiêu cực, tự ti về năng lực bản thân, cho rằng mình yếu kém, không làm gì ra hồn. Rồi một vài bạn còn đi so sánh mình với các bạn khác, rằng vì sao các bạn học giỏi, điểm cao, còn mình lại không, từ đó lại càng tự ti về bản thân nhiều hơn. Các em có thể buồn, tiếc nuối, thất vọng, đó là cảm xúc hoàn toàn bình thường khi mình đối mặt với thất bại, tuy nhiên, mình không nên để cảm xúc ấy kéo dài quá lâu, sẽ kéo tâm trạng của mình đi xuống, bị tuột mood, và tiếp tục ảnh hưởng xấu tới kết quả điểm số sau này.

Thay vì mãi tiêu cực, thì các em hãy tự nhìn lại xem mình đang còn thiếu sót, yếu kém ở những điểm nào, rồi dành thời gian tự khắc phục những điều ấy. Rồi tự đánh giá xem những nguyên nhân nào khiến mình có kết quả học tập không tốt, khiến điểm số thực tế khác với kỳ vọng, sau đó, tự lần lượt giải quyết từng nguyên nhân. Chẳng hạn như mình chưa tập trung nghe giảng, thường xuyên làm việc riêng, nói chuyện trong lớp, thì các em cần thay đổi ngay, khắc phục triệt để chuyện ấy, đảm bảo mỗi lần bước vào lớp học thì mình phải cực kỳ tập trung, nghiêm túc nghe giảng.

Hãy đảm bảo kiến thức tỷ lệ thuận với điểm số

Sau khi tự rút kinh nghiệm, quyết tâm học hành nghiêm túc, chăm chỉ hơn, thì sinh viên hoàn toàn có thể lội ngược dòng trong tương lai, để đạt điểm số cao đúng như kỳ vọng. Tuy nhiên, các em hãy đảm bảo kiến thức mình tiếp thu phải tỷ lệ thuận với điểm số, đừng để bệnh thành tích khiến mình phải đối mặt với nhiều rủi ro tai hại, đừng chạy theo điểm số một cách bất chấp trong khi thực tế năng lực học tập của mình chưa tương xứng với mức điểm ấy.

Vì sau này ra trường xin việc, điểm số và học lực nó chỉ có thể giúp các em vượt qua vòng CV, nhưng khi đến vòng phỏng vấn, thì nhà tuyển dụng sẽ trực tiếp đặt ra nhiều câu hỏi để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của ứng viên, đó sẽ là những câu hỏi xoáy, hỏi sâu vào chuyên môn, chuyên ngành, nếu phát hiện ra các em còn mơ hồ kiến thức, chưa tương xứng với điểm số, học lực, thì các em hoàn toàn có thể bị đánh trượt. Điều này cũng sẽ khiến các em lại rơi vào cảm giác tiêu cực, thất vọng về bản thân, không hiểu vì sao mình đạt điểm cao, học lực tốt, mà đi phỏng vấn xin việc lại bị trượt liên tục hết lần này tới lần khác. Tóm lại, sinh viên hoàn toàn có thể kỳ vọng rằng mình sẽ đạt điểm cao, nhưng bản thân các em phải tự nỗ lực tập trung, cố gắng học tập hơn để mình vững kiến thức và đạt điểm số tốt tương xứng, chứ đừng chạy theo bệnh thành tích, làm đủ mọi cách để được cộng điểm, đạt điểm cao, nhưng thực tế lại đang mơ hồ kiến thức.

Bài viết này đã giúp sinh viên đại học giải đáp băn khoăn rằng điểm số thực tế khác với kỳ vọng thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tốt!

>> Hậu quả khôn lường khi sinh viên đại học mắc bệnh thành tích

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?