Đọc Sách Nào Giúp Sinh Viên Giao Tiếp Tốt Hơn?

Giao tiếp là một kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng, không chỉ trong học tập, mà còn cả trong đời sống và công việc sau này nữa. Hiểu được điều này nên đa số sinh viên đều cố gắng rèn luyện, trau dồi kỹ năng giao tiếp, để mình có thể nói chuyện, giao tiếp một cách tự nhiên, lưu loát hơn. Liên quan tới chủ đề này, có một bạn sinh viên đã gửi băn khoăn của mình cho Tự Tin Vào Đời rằng “Em nói chuyện không được hay cho lắm, anh tư vấn giúp em có cuốn sách nào giúp mình giao tiếp tốt hơn được không ạ?”

>> Sinh viên ngại giao tiếp Tiếng Anh thì phải làm sao?

Như thế nào được đánh giá là giao tiếp tốt?

Không chỉ sinh viên, mà cả những người đã ra trường đi làm rồi cũng đặt mục tiêu rằng mình phải giao tiếp tốt, phải dành thời gian và nỗ lực để rèn luyện, nâng cao kỹ năng giao tiếp. Nếu đặt ra mục tiêu như thế, thì cũng chưa cụ thể lắm, để tăng khả năng đạt được mục tiêu thì chúng ta cần phải định nghĩa cụ thể và chi tiết hơn, rằng như thế nào sẽ được đánh giá là giao tiếp tốt? Điều này sẽ phụ thuộc vào góc nhìn, quan điểm và trải nghiệm riêng của mỗi người. Với các bạn sinh viên mới ra trường, thì định nghĩa giao tiếp tốt của các em có phần đơn giản hơn, rằng chỉ cần mình tự tin nói chuyện, bắt chuyện với mọi người, có một số chủ đề thường ngày để trò chuyện, chứ không rụt rè, nhút nhát là được.

Còn với những ai đã đi làm được 2-3 năm, có nhiều va chạm trong công việc hơn, thì góc nhìn cũng thay đổi, định nghĩa giao tiếp tốt ở mức độ nâng cao hơn, rằng mình phải có khả năng đàm phán, thương thảo, nắm được tâm lý và nhu cầu khách hàng, đối tác để thuyết phục họ chốt đơn, ký hợp đồng. Và cũng có những định nghĩa giao tiếp tốt ở các level cao hơn nữa, càng lớn, càng nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm, thì chúng ta sẽ càng nâng cao hơn, đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn trong cách nói chuyện, giao tiếp và đối nhân xử thế. Điều quan trọng là chúng ta hiểu rõ định nghĩa của mình, đặt ra các tiêu chí cụ thể cho bản thân để có cơ sở dựa vào đó trau dồi kỹ năng giao tiếp cho mình.

Những lỗi giao tiếp mà sinh viên thường mắc phải

Quay trở lại với chủ đề bài viết này, chúng ta đang tìm câu trả lời cho băn khoăn về cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp từ một bạn sinh viên, nên nội dung sẽ liên quan và cụ thể hơn trong phạm vi góc nhìn của sinh viên. Để giúp sinh viên có giải pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả và thiết thực, thì chúng ta sẽ cùng điểm qua những lỗi giao tiếp mà các em thường mắc phải:

  • Sống hướng nội, thích lắng nghe hơn nói, nhưng mà im lặng lắng nghe nhiều quá mức;
  • Nhiều khi người khác nói chuyện, quăng miếng mà phản xạ chậm, không biết nên trả lời lại như thế nào, im ru một hồi mới phản hồi;
  • Nói nhiều, nhưng mà thường hay buột miệng, lỡ lời, phát ngôn những điều kỳ cục, vô duyên, gây mất lòng;
  • Mình không có ý đó nhưng diễn đạt sai, thành ra khiến mọi người hiểu lầm, hiểu sai ý của mình;
  • Nói chuyện cộc lốc, thiếu lịch sự, không có chủ ngữ vị ngữ, câu cú cụt ngủn;
  • Không kiểm soát được tông giọng, lên giọng xuống giọng lung tung, nhiều khi bị phản cảm;
  • Nói chuyện lắp bắp, thường nói sai, nói vấp, không được lưu loát, chưa nói hết câu đã vấp;
  • Nói chuyện dài dòng, lủng củng, khiến người nghe cảm thấy mệt mỏi, mà cũng chẳng hiểu rõ;
  • Sử dụng từ vựng không phù hợp, không đúng đối tượng người nghe, không hợp ngữ cảnh;
  • Hiểu nội dung, nhưng không biết cách diễn đạt, trình bày lại cho người khác hiểu…

>> Đừng lấy lý do hướng nội để trốn tránh giao tiếp

Đọc sách nào giúp sinh viên giao tiếp tốt hơn?

Quay trở lại với chủ đề được nêu ra ở đầu bài viết, rằng đọc sách nào giúp sinh viên giao tiếp tốt hơn, thì anh tin rằng đang có rất nhiều cuốn sách hay về kỹ năng giao tiếp đang chờ em khám phá. Bản thân anh thì không đọc sách nhiều, anh thích đọc các tài liệu, giáo trình, nội dung liên quan tới kiến thức chuyên ngành hơn, còn về phần kỹ năng mềm chủ yếu anh sẽ rèn luyện thông qua những trải nghiệm thực tế. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp anh đã rèn luyện được trong quá trình tham gia CLB và đi làm thêm thời sinh viên, chứ cũng không đọc lý thuyết hay sách vở gì. Tuy nhiên, đây là quan điểm và cách rèn luyện kỹ năng của riêng mỗi người, anh thích rèn luyện theo trải nghiệm thực tế, còn em vẫn có thể trau dồi kỹ năng giao tiếp qua việc đọc sách, tiếp thu những điều hay, điều tốt trong sách. Nói tới đây chắc em cũng hình dung được rằng anh sẽ không trả lời được cho em rằng đọc sách nào giúp sinh viên giao tiếp tốt hơn, nhưng thật ra em có thể tự tìm được sau 1 buổi lượn lờ trong thư viện hoặc nhà sách, chứ cũng không quá khó.

Nhưng hy vọng rằng bài viết này cũng giúp em có được góc nhìn đa chiều và hữu ích trong chuyện rèn luyện kỹ năng giao tiếp, nắm được những lỗi giao tiếp mà sinh viên thường mắc phải và hoàn toàn có thể dựa vào đó để lần lượt tìm cách khắc phục những điều mà bản thân em đang yếu, đang chưa tốt khi giao tiếp. Tức là thay vì đặt mục tiêu chung chung rằng mình muốn giao tiếp tốt, thì các bạn sinh viên nên cụ thể hơn, rằng như thế nào là giao tiếp tốt, bản thân mình đang thiếu sót ở những điểm nào, sai ở đâu, rồi lần lượt khắc phục những điều cụ thể ấy, đó cũng là một giải pháp giúp các em hoàn thiện kỹ năng giao tiếp cho bản thân. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Luyện kỹ năng giao tiếp sao cho đúng, cần bao lâu để giỏi?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?