Gặp Đồng Nghiệp Lười Biếng, Ngồi Chơi Cả Ngày Thì Phải Làm Sao?

Siêng năng, chăm chỉ làm việc là một đức tính tốt mà chúng ta cần phát huy, nó sẽ giúp bạn luôn hoàn thành công việc với kết quả tốt, đúng tiến độ, kịp deadline. Khi đi làm, nhân viên chăm chỉ cũng sẽ tạo được thiện cảm với đồng nghiệp xung quanh và gây ấn tượng tốt trong mắt cấp trên. Tuy nhiên, sẽ rất bất công, khó chịu, khi bạn luôn chăm chỉ, cố gắng làm việc, nhưng kế bên mình lại là một đồng nghiệp lười biếng, ngồi chơi cả ngày, xong cuối tháng hí hửng lãnh lương mà không biết ngượng. Trong trường hợp đó, bạn cần phải xử lý thế nào, có nên báo lên cấp trên không?

>> Nói chuyện kiểu ta đây, lên mặt dạy đời đồng nghiệp và cái kết

Đồng nghiệp lười biếng phải đối mặt với những rủi ro nào?

Thật ra, chính người đồng nghiệp lười biếng ấy sẽ tự phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khôn lường, chứ họ sẽ không thể nhởn nhơ mãi như thế. Đồng ý rằng lười biếng cũng khá sướng đấy, suốt ngày vào công ty chỉ cần ngồi chơi, chẳng phải cặm cụi làm việc, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc người đồng nghiệp đó sẽ có kết quả làm việc rất tệ, sẽ chẳng thể nào đạt KPI mà công ty đặt ra, và thường xuyên bị trễ deadline. Điều này về lâu dài sẽ bị cấp trên khiển trách, cảnh cáo, và nặng nhất chín là bị đuổi việc, bị sa thải, vì công ty không dư tiền để trả lương cho một nhân viên lười biếng, đi làm không lo tập trung làm việc, suốt ngày chỉ ngồi chơi, ảnh hưởng tới tinh thần làm việc của đồng nghiệp xung quanh.

Bên cạnh đó, không chỉ riêng bạn cảm thấy khó chịu với đồng nghiệp lười biếng, mà cả những đồng nghiệp khác cũng sẽ có cảm giác tương tự, sẽ chẳng ai muốn kết thân hay tiếp xúc nhiều với người ấy, vì vừa ghét, vừa không muốn bị lây tật xấu ấy. Vậy là tự dưng họ sẽ bị cô lập, cô đơn trong công ty, suốt ngày đi làm mà cứ ngồi lủi thủi một mình.

Chăm chỉ làm việc mang lại cho bạn những lợi thế nào?

Tạm gác vấn đề đồng nghiệp lười biếng sang một bên, vì thật ra ai cũng biết biết rõ rằng đó là một tính xấu, không nên học theo điều xấu ấy. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem chăm chỉ làm việc sẽ mang lại cho bạn những lợi thế nào? Người ta lười thì kệ người ta, mình cứ tập trung làm việc của mình, chăm chỉ làm việc, cố gắng hoàn thành tốt công việc, không để bản thân bị lây tính chây lười, thì bạn sẽ sớm nhận được nhiều quả ngọt. Đầu tiên, khi bạn nghiêm túc, chăm chỉ, tập trung làm việc, sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc, thì chắc chắn rằng đồng nghiệp xung quanh sẽ cực kỳ quý mến, họ cũng sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn trong tương lai khi cần thiết.

Chăm chỉ, tập trung làm việc cũng là bảo chứng rằng bạn sẽ đạt kết quả làm việc tốt, đúng tiến độ KPI và chẳng bao giờ sợ bị trễ deadline hay không đạt KPI. Cho dù bạn không phải nhân viên xuất sắc nhất, thông minh nhất, nhưng chỉ cần bạn có sự chăm chỉ và tinh thần cố gắng làm việc, thì chẳng có việc gì làm khó được bạn, cấp trên cũng sẽ yên tâm khi giao việc cho bạn, giúp bạn được trọng dụng hơn và gia tăng cơ hội được tăng lương, thăng tiến trong tương lai. Chẳng hạn khi ở vị trí nhân viên kinh doanh, nếu lười biếng, không chịu làm việc chăm chỉ, thì đồng nghiệp kia sẽ có phong độ làm việc không ổn định, trồi sụt thất thường, mà thường cũng sẽ mang về doanh số lẹt đẹt, kéo theo mức hoa hồng được nhận cũng thấp. Ngược lai, nếu bạn chăm chỉ làm việc, cố gắng tìm kiếm khách mới, chăm sóc khách cũ, thì bạn sẽ luôn duy trì phong độ làm việc ổn định, mang về doanh thu cao, hoa hồng nhận được cũng cao, và có cơ hội thăng tiến rộng mở.

>> Phải làm sao khi bị đồng nghiệp kiếm chuyện, gây xích mích?

Gặp đồng nghiệp lười biếng, ngồi chơi cả ngày thì phải làm sao?

Có công mài sắt, có ngày nên kim, người chăm chỉ làm việc sẽ sớm nhận được thành quả xứng đáng, còn những đồng nghiệp lười biếng, vào công ty ngồi chơi cả ngày sẽ sớm phải đối mặt với những hậu quả khôn lường, thậm chí có thể bị sa thải. Chính vì thế, mặc dù hiện tại bạn đang cảm thấy bất mãn khi mình luôn sấp mặt làm việc, trong khi nhìn sang lại thấy họ đang ngồi chơi, thì bạn đừng để điều đó tiếp tục khiến mình bận tâm, hãy dành tâm trí để tập trung làm tốt công việc của mình, họ lười biếng kệ họ, họ đủ chín chắn để tự chịu trách nhiệm với những hậu quả mà thói lười biếng ấy gây ra.

Tuy nhiên, nếu thái độ lười biếng của họ ảnh liên đới ảnh hưởng xấu tới kết quả làm việc của bạn và của cả tập thể, cả những đồng nghiệp xung quanh, thì mọi người nên cùng ngồi lại trao đổi thẳng thắn với nhau, giúp họ nhận thức được rằng lười biếng như thế là một hành vi không đúng, đang liên luỵ tới mọi người xung quanh. Nếu đồng nghiệp ấy nhận ra và sửa đổi thì tốt, vì ai cũng có quyền được trao cơ hội để sửa sai, còn nếu họ vẫn ngang bướng, vẫn tiếp tục lười biếng, vô công ty ngồi chơi, bấm điện thoại, không chịu làm việc, thì bạn có thể báo cáo để cấp trên kịp thời biết và xử lý.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng đi làm gặp đồng nghiệp lười biếng, ngồi chơi cả ngày thì phải làm sao? Hy vọng rằng hướng giải quyết này sẽ giúp bạn gỡ rối, không còn cảm thấy bất bình vì điều ấy nữa!

>> Đồng nghiệp có đang kiềm hãm sự phát triển của bạn?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý