Chúng ta thường hay nói rằng giận quá mất khôn, và cũng hiểu mang máng rằng câu nói đó ám chỉ trường hợp khi quá tức giận thì khả năng cao rằng mình sẽ có những lời nói, suy nghĩ và hành động chưa chính xác, thiếu khôn ngoan. Giận quá mất khôn cũng là một lời khuyên rằng chúng ta cần phải bình tĩnh, không nên hành động hay quyết định gì khi bản thân đang nóng giận. Tuy nhiên, thực tế thì lâu lâu bạn vẫn sẽ quên mất điều đó, vậy để chắc chắn hơn thì hãy cùng điểm qua những tác hại mà giận quá mất khôn có thể gây ra, để mình ghi nhớ kỹ và đừng mắc phải.
>> 4 cách kiềm chế sự nóng giận trong công việc
Giận quá mất khôn nghĩa là gì?
Giận quá mất khôn là một câu nói vốn có từ lâu và được lưu truyền tới tận thời điểm hiện tại, là một lời khuyên rằng khi nóng giận, khi bản thân đang mất bình tĩnh, thì không nên vội quyết định điều gì, vì lúc nóng giận sẽ dễ dẫn tới những suy nghĩ, lời nói và hành động theo cảm tính, có xu hướng tiêu cực, đi sai lệch, không đúng với vấn đề, thiếu tính khách quan, và đó thường sẽ là những điều sai lầm, thiếu khôn ngoan, là quyết định và bước đi không đúng đắn. Thậm chí, nó còn kéo theo nhiều hệ luỵ, hậu quả, tác hại khôn lường cho bản thân bạn và những người xung quanh. Hay đơn giản khi có ai đó quyết định và hành động sai lầm, thiếu khôn ngoan khi đang bực bội, tức giận, thì chúng ta thường nói với nhau rằng người đó “giận quá mất khôn”.
Những tác hại mà giận quá mất khôn gây ra
Tác hại đầu tiên mà giận quá mất khôn gây ra chính là sự tranh cãi, xích mích, bất hoà, chia rẽ nội bộ, nhất là khi bạn đang nóng giận, bực bội vì bất đồng quan điểm trong lúc teamwork, trong quá trình làm việc chung với đồng nghiệp. Đáng lẽ bình thường mọi người rất phối hợp, thoải mái làm việc, hỗ trợ nhau, nhưng khi nóng giận, khiến xảy ra tranh cãi, thì tự nhiên mối quan hệ giữa bạn với những người liên quan sẽ trở nên nghiêm trọng, nhìn mặt nhau cũng thấy khó chịu, huống hồ gì cùng teamwork với nhau. Tiếp theo, khi quá nóng giận, chúng ta cũng sẽ khó lòng kiểm soát được lời nói và hành động, dễ dẫn tới những điều tiêu cực, quá trớn, chẳng hạn như chửi thề, nói tục, động tay động chân, đánh nhau, đập phá đồ đạc, khiến mình trở thành một người côn đồ, chợ búa, mất hình tượng, và nếu chuyện này xảy ra tại trường học hoặc nơi làm việc, thì bạn phải đối mặt với các biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm trọng, và nếu để xảy ra vấn đề gì thì sau này bạn cũng phải là người tự đứng ra chịu mọi trách nhiệm, chẳng hạn như gây thương tích cho người khác.
Bên cạnh đó, khi nóng giận bạn thường sẽ nghĩ và quyết định thiếu chính xác, nhưng lại cứ khăng khăng muốn người khác phải đồng ý, phải làm theo ý mình, thì sẽ càng khiến mọi chuyện rối tung lên, khi điều này xảy ra trong công ty, trong môi trường làm việc thì tác hại sẽ còn nghiêm trọng hơn, kéo kết quả làm việc đi xuống, khiến công việc đình trệ, hoặc xảy ra sai sót gây thiệt hại cho công ty. Ngoài ra, khi bạn quá nóng giận mà đưa ra những quyết định thiếu chính xác, ngoài chuyện gây tác hại cho bản thân, thì cũng có thể liên đới tới những người xung quanh, tự nhiên chỉ vì mình mà mọi người bị ảnh hưởng, đó là điều bạn cần lưu ý và cố gắng kiểm soát. Vậy làm sao để giữ bình tĩnh khi đang nóng giận?
>> Trả lời phỏng vấn: Điều gì khiến bạn tức giận, mất bình tĩnh?
Làm sao để giữ bình tĩnh khi đang nóng giận?
Cho dù bạn là người rất tài giỏi, cực thông minh, sáng suốt, nhưng khi đang nóng giận, vẫn có khả năng cao rằng sẽ giận quá mất khôn, kéo theo nhiều tác hại khôn lường như chúng ta đã làm rõ ở phần trước. Vậy bài toán đặt ra chính là bạn phải làm sao để giữ bình tĩnh khi bản thân đang nóng giận?
Thông thường, để chúng ta nguôi ngoai khi đang nóng giận, thì cần thời gian khoảng 1-2 ngày, nếu ai nhanh hơn thì cũng cần 4-5 tiếng thư giãn đầu óc, relax để bình tâm lại, chứ không thể nào ép mình phải từ trạng thái nóng giận thành bình thường chỉ sau 1-2 tiếng ngắn ngủi. Vậy trong khoảng thời gian đó, bạn có thể tạm thời để đầu óc được nghỉ ngơi, có thể xin nghỉ làm 1 buổi, tạm gác công việc sang một bên, và cũng không cần phải suy nghĩ hay phân tích gì về những chuyện đang khiến mình bực bội, nóng giận. Trong trường hợp không xin nghỉ được, thì bạn có thể nghỉ ngơi 5-10 phút, đi qua đi lại hít thở không khí, lắng nghe những bản nhạc êm dịu hoặc chơi 1 ván game xả stress, sau đó quay lại làm những công việc đơn giản thường ngày, không yêu cầu phải động não hay phân tích, xử lý gì phức tạp, chúng cũng có thể khiến bạn tạm thời quên đi những bực bội đang lảng vảng trong đầu mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tâm sự với bạn bè, người thân, hoặc đồng nghiệp để nguôi ngoai phần nào, đỡ phải ôm bực bội trong lòng 1 mình, nhưng lưu ý nên nhanh gọn lẹ, không nên nói quá dông dài rồi lơ là, bỏ ngang những công việc cần làm.
Khi nhận thấy bản thân đã bình tĩnh trở lại, đã có thể suy nghĩ thấu đáo và kiểm soát chính xác những suy nghĩ, lời nói và hành động một cách khách quan, thì lúc đó bạn hành động hay quyết định gì cũng chưa muộn, giảm thiểu những rủi ro mà giận quá mất khôn gây ra. Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ câu nói giận quá mất khôn là gì và những tác hại mà nó có thể gây ra. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Phải làm gì khi khách hàng nóng tính, làm ầm lên và xúc phạm mình?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.