Giờ giấc khi đi làm là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm, nhất là những ai đang làm việc trong môi trường công sở 8 tiếng/ngày. Thật ra, bạn hoàn toàn có quyền đứng lên đi về sau khi hết giờ làm việc, nhưng văn hoá mỗi công ty lại khác nhau, bạn có thể sẽ bị sốc khi vào một công ty mà mọi người vẫn ngồi ở lại dù đã hết giờ. Khi đó, bạn phải làm sao, đứng lên đi về luôn thì thấy kỳ quá? Vậy hết giờ làm việc nên đi về hay ở lại?
>> Làm việc bằng cái tâm mang lại cho bạn những lợi thế nào?
Giờ làm việc được quy định rõ trong hợp đồng lao động
Thời gian làm việc của bạn sẽ luôn được quy định rõ trong hợp đồng lao động, tức là khi đi làm ở công ty này thì bạn cần làm việc từ mấy giờ tới mấy giờ. Tất nhiên, hợp đồng lao động là văn bản hợp pháp, nêu rõ những thoả thuận giữa công ty và người lao động, khi đôi bên cùng nhau ký hợp đồng tức là đã đồng ý với mọi điều khoản được nêu trong đó, bao gồm cả quy định về giờ giấc làm việc. Đương nhiên thời gian làm việc trong hợp đồng cũng phải tuân thủ đúng Luật Lao Động, tức là không vượt quá 8 tiếng/ngày và 48 tiếng/tuần. Chính vì thế, việc bạn đứng lên đi về ngay sau khi hết giờ làm việc sẽ không vi phạm điều khoản hợp đồng lao động, công ty cũng chẳng thể kiện hay trách phạt bạn vì điều đó.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc nhân viên đi về hay phải ở lại hoàn thành nốt công việc khi đã hết giờ làm việc lại phụ thuộc vào nhiều khía cạnh khác. Vì để phát triển bản thân, để đảm bảo kết quả làm việc tốt, duy trì phong độ làm việc ổn định và gia tăng cơ hội thăng tiến, thì không ít người đã làm việc theo phương châm “làm hết việc chứ không làm hết giờ”… tức là dù đã hết giờ làm việc, nhưng nếu có bất kỳ công việc nào đang dang dở, thì họ cũng sẵn sàng ở lại để hoàn thành nốt.
Hết giờ làm việc bạn nên đi về hay ở lại?
Chính vì thế, hết giờ làm việc nên đi về hay ở lại là quyết định của riêng mỗi người, bạn có quyền chủ động lựa chọn chứ không cần phải bắt chước hay làm theo giống bất kỳ ai. Tức là mọi người ở lại làm việc thì bạn vẫn có quyền đứng lên đi về, chẳng có gì phải ngại, miễn sao bạn đảm bảo rằng mình đã tập trung cao độ trong giờ làm việc, không để xảy ra trường hợp vừa làm vừa chơi, bấm điện thoại, làm việc riêng, tám chuyện với đồng nghiệp khiến cho công việc hoàn thành chậm tiến độ, để quá nhiều việc còn dang dở chưa hoàn thành.
Ngược lại, nếu bạn thiếu nghiêm túc, chưa tập trung trong 8 tiếng làm việc, để tới cuối giờ có nhiều việc chưa làm xong mà lại ngang nhiên đi về, thì chắc chắn bạn sẽ bị đồng nghiệp lườm, liếc, nói này nói kia, thậm chí khi việc này đến tai cấp trên thì bạn có thể sẽ bị sa thải vì không nghiêm túc làm việc, đi làm mà không tập trung, làm việc không có tâm, để công việc bị đình trệ, đi làm mà cứ mong mau hết giờ để đứng lên đi về. Tóm lại, bạn hoàn toàn có thể đi về khi hết giờ, không cần phải giả bộ nán lại 10-15 phút, miễn sao mình làm việc nghiêm túc, không bị ai đánh giá là làm việc không có tâm.
>> 5 lợi ích khi có tinh thần trách nhiệm cao với công việc
Tăng ca ngoài giờ làm việc được trả lương thế nào?
Tuy nhiên, trong trường hợp khối lượng công việc nhiều, cần hoàn thành gấp, thì công ty có thể sẽ yêu cầu nhân viên ở lại làm thêm, tăng ca ngoài giờ làm việc. Khi đó, bạn nên sắp xếp thời gian để ở lại làm thêm giờ, để hoàn thành công việc đúng tiến độ. Tất nhiên, khi công việc yêu cầu phải ở lại làm thêm giờ, vượt quá thời gian 8 tiếng làm việc bình thường, thì bạn sẽ được trả lương tăng ca theo đúng quy định của Luật Lao Động. Mức lương đó sẽ cao hơn lương mà bạn được trả cho giờ làm việc bình thường. Cụ thể hơn về cách tính lương tăng ca, bạn có thể tham khảo tại đây.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng hết giờ làm việc nên đi về hay ở lại, tất cả sẽ phụ thuộc vào quyết định của bạn, miễn sao mình làm việc với thái độ tích cực, chăm chỉ, có trách nhiệm với công việc.
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.