Học Nhiều Để Làm Gì? Đi Làm Ứng Dụng Được Bao Nhiêu?

Học nhiều để làm gì, vì sao phải đi học chi cho mệt, cho khổ, cho áp lực? Đây là thắc mắc chung của không ít sinh viên đại học, nhiều bạn cũng chỉ biết đại khái rằng mình có nhiệm vụ phải cố gắng học, nắm vững kiến thức, để sau này ra trường đi làm sẽ có tương lai rộng mở hơn. Nhưng liệu những kiến thức học được trong trường lớp có sát với thực tiễn không, đi làm sẽ ứng dụng được bao nhiêu? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp trong bài viết này nhé!

>> Cách vượt qua kỳ thi với kết quả điểm số tốt nhất có thể

Học nhiều để làm gì?

Học nhiều để làm gì chính là băn khoăn của không ít sinh viên đại học, cứ mỗi khi phải sấp mặt trong mớ kiến thức khổng lồ, khi gần sát ngày thi, áp lực càng nhiều, thì các em lại càng tự hỏi câu này. Học nhiều để làm gì, có tác dụng gì mà sao lại khiến mình mệt mỏi, khổ sở như thế? Thật ra, các em có thể hiểu nôm na rằng trước khi ra trường đi làm, sinh viên cần phải trải qua 4 năm đại học, tiếp xúc và tiếp thu nhiều kiến thức chuyên ngành quan trọng, vì chúng sẽ là nền tảng cơ bản giúp các em có thể nhanh chóng thích nghi, làm quen và hoàn thành tốt công việc được giao khi đi làm.

Hơn nữa, trong quá trình ứng tuyển việc làm, khi chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, thì sinh viên mới ra trường chủ yếu sẽ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng khối lượng kiến thức chuyên ngành mà các em đã nắm vững, bạn nào càng vững kiến thức thì càng tăng cơ hội trúng tuyển, mở rộng cơ hội việc làm cho chính mình. Tóm lại, học nhiều để sinh viên có năng lực và hành trang vững vàng hơn, tự tin ứng tuyển và mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai của chính mình.

Kiến thức trong trường có sát với thực tiễn không?

Sau khi giải đáp được băn khoăn rằng học nhiều để làm gì, thì nhiều bạn sinh viên cũng tiếp tục thắc mắc rằng liệu kiến thức được học trong trường có sát với thực tiễn không? Điều này còn phụ thuộc vào cách học và mức độ tập trung, nỗ lực của sinh viên trong suốt 4 năm đại học. Ai cũng biết rằng để nắm vững kiến thức và có khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, thì mình phải luôn ghi nhớ phương châm “học đi đôi với hành”, vừa học vừa thực hành, chủ động tìm cơ hội ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, thông qua việc giải đề, làm bài tập về nhà, chủ động đọc thêm tài liệu, ví dụ, dẫn chứng thực tế liên quan tới kiến thức môn học, hoặc thậm chí nếu có quen biết các anh chị làm trong ngành, thì sinh viên cũng có thể chủ động hỏi những điều chưa rõ để được giải đáp, giúp mình liên kết kiến thức đã học với công việc thực tiễn sau này.

Tức là nếu trong suốt quá trình học tập, sinh viên luôn nỗ lực học đi đôi với hành, thì chắc chắn rằng các em sẽ vừa nắm vững kiến thức chuyên ngành, vừa biết cách ứng dụng, giúp kiến thức trong trường gần sát với thực tiễn hơn. Ngược lại, nếu bạn nào học hành lơ mơ, học đại cho có, cho xong, để lấy điểm, chứ không quan tâm tới việc ứng dụng, thực hành kiến thức, thì khả năng cao rằng các em chỉ nhớ được những kiến thức lý thuyết suông, và từ lý thuyết đến thực tiễn là một chặng đường dài, sau này ra trường đi làm các em sẽ phải chật vật hơn.

>> Cố gắng học nhiều nhưng chẳng tiến bộ thì phải làm sao?

Đi làm ứng dụng được bao nhiêu % kiến thức đại học?

Vậy là chuyện kiến thức trong trường có sát với thực tiễn hay không, sẽ phụ thuộc nhiều vào cách học và ứng dụng kiến thức của sinh viên sau từng buổi học. Nhưng nghe đồn rằng chưa chắc toàn bộ những kiến thức đại học đều sẽ áp dụng được khi đi làm sau này, tức là các bạn sinh viên học cực giỏi, nắm vững kiến thức, hiểu rõ, hiểu sâu toàn bộ kiến thức đại học, thì ra trường đi làm cũng chưa chắc chắn 100% sẽ thành công hoặc trở thành nhân viên xuất sắc trong công ty, liệu quan điểm ấy có chính xác không? Đúng là không phải 100% kiến thức đại học đều liên quan tới công việc sau này, vì thật sự chuyện học tập là một hình thức giúp sinh viên rèn luyện tư duy, trí não, khả năng phân tích, tiếp thu,… chứ không phải chỉ thiên về việc thu nạp kiến thức chuyên ngành, chuyên môn.

Thông thường, khoảng 60% kiến thức đại học sẽ được ứng dụng khi đi làm sau này, phần còn lại được đưa vào chương trình học để góp phần giúp sinh viên rèn luyện thêm về tư duy, hoặc cũng có thể phần kiến thức ấy nằm trong một mảng khác của ngành, mà các em không làm việc bên mảng đó. Và tất nhiên, học tập là một quá trình lâu dài, không phải chỉ cần tốt nghiệp đại học xong thì mình sẽ ngừng học, mà sau đó chúng ta vẫn phải tiếp tục học nhiều hơn nữa, để củng cố, cập nhật thêm các kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu, mới nhất, liên quan tới công việc mình đang làm, để mình vững vàng năng lực hơn, tăng khả năng hoàn thành tốt những việc được giao, tăng cơ hội thăng tiến trong tương lai. Ngược lại, nếu ai ra trường đi làm mà không chịu học hỏi, trau dồi thêm kiến thức, chuyên môn, thì khả năng cao sẽ rơi vào trạng thái giậm chân tại chỗ, đi làm lâu năm mà không tiến bộ, không được tăng lương, thăng tiến, bị lứa đàn em vượt mặt,…

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng học nhiều để làm gì, đi làm ứng dụng được bao nhiêu? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Chưa vững kiến thức chuyên ngành có xin việc được không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Tân Sinh Viên Thấy Mình Học Kém Thì Phải Làm Sao?

Học Song Ngành & Văn Bằng 2 Khác Nhau Thế Nào?

Sinh Viên Thuê Trọ Ở Ghép & Cách Chọn Bạn Cùng Phòng