Có thể không nói ra, nhưng ai cũng ngầm hiểu rằng thi cử ở đại học là điều khiến nhiều sinh viên đau đầu, nhất là với các môn chuyên ngành nặng về khối lượng kiến thức. Mặc dù đã dành nhiều thời gian để ôn luyện trước kỳ thi, nhưng hầu như sinh viên vẫn chưa thể yên tâm, thậm chí ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng trong trạng thái bồn chồn, lo lắng. Dưới đây là cách vượt qua kỳ thi với kết quả điểm số tốt nhất có thể để sinh viên tham khảo:
>> 5 lưu ý giúp sinh viên tránh kiệt sức khi ôn thi học kỳ
Vượt qua kỳ thi bằng tinh thần thép
Đồng ý rằng điểm thi cuối kỳ sẽ tác động rất lớn tới điểm trung bình môn học, thắng hay bại hầu như phụ thuộc rất lớn vào kỳ thi này, chính vì thế, việc sinh viên mang tâm lý lo lắng, áp lực trước khi thi học kỳ là điều bình thường, nhưng để vượt qua một cách thuận lợi, thì các em không nên để điều đó thao túng mình quá mức. Để vượt qua kỳ thi với kết quả điểm số tốt nhất có thể, thì sinh viên cần duy trì cho mình một tinh thần thép, sẵn sàng đối mặt và chiến đấu với những câu hỏi khó, những kiến thức nâng cao, chuyên sâu, những thử thách gài bẫy trong đề thi, tức là dù đề thi có như thế nào, lắt léo tới đâu, thì các em vẫn có một tinh thần thép để sẵn sàng chinh phục. Lo lắng, áp lực là tốt, vì nó sẽ giúp các em học hành nghiêm túc, ôn tập kỹ lưỡng hơn, nhưng đừng để chúng lấn lướt khiến mình bị mất tinh thần nhé!
Hiểu rõ, hiểu đúng bản chất kiến thức
Tự tin là điều tốt, tinh thần thép cũng là điều tích cực, nhưng việc thi học kỳ nếu muốn đạt kết quả tốt, muốn vượt qua một cách thuận lợi thì sinh viên cần lưu tâm đến lượng kiến thức mà mình đã nắm vững. Các em càng hiểu rõ, hiểu đúng bản chất kiến thức, thì càng tăng thêm cho mình sự tự tin, và tăng cơ hội hoàn thành bài thi với điểm số tốt nhất có thể. Tất nhiên, để hiểu và nắm vững kiến thức thì không chỉ phụ thuộc vào giai đoạn ôn thi, mà trong suốt quá trình học tập từ buổi học đầu tiên cho tới buổi cuối cùng, sinh viên cần đảm bảo mình tập trung cao độ, lắng nghe giảng, chủ động tìm hiểu, đọc thêm tài liệu liên quan, chăm chỉ làm bài tập về nhà, ôn tập sau mỗi buổi học,… Ngoài ra, các em cũng có thể tìm cho mình phương pháp học phù hợp, chẳng hạn như vừa học vừa thực hành, vẽ sơ đồ tư duy mind map, hoặc học nhóm cùng bạn bè, miễn sao mình thấy phương pháp ấy mang lại kết quả tốt nhất.
>> 5 điều sinh viên cần lưu ý trước ngày thi học kỳ
Học toàn diện, nói không với học vẹt, học tủ
Mặc dù sinh viên chỉ cần tập trung cho nhiệm vụ chính là học tập, nhưng đôi lúc các em cũng bị vướng bận những chuyện cá nhân, chuyện gia đình, hoặc bạn nào có đi làm thêm, tham gia CLB thì cũng sẽ bị phân tán thời gian và tâm trí thêm cho các hoạt động ấy nữa. Điều này sẽ khiến cho sinh viên dễ bị rối khi chưa vững tâm lý, dễ bị quá tải khi có nhiều việc cần làm cùng lúc, hoặc nhiều khi đang ôn thi học kỳ lại có chuyện này chuyện kia xen ngang, khiến mình mất tập trung, dễ dẫn tới những cách học tạm bợ như học vẹt, học tủ. Đồng ý rằng chuyện học hành, thi cử cực kỳ mệt mỏi, nhất là khi có quá nhiều kiến thức cần ôn luyện, nhưng đó là những thử thách mà sinh viên phải đối mặt và vượt qua, mình phải học một cách toàn diện thì mới vượt qua kỳ thi một cách thuận lợi, hãy nói không với học vẹt, học tủ nhé!
Đọc kỹ đề, trả lời đúng trọng tâm để đạt điểm tốt
Khi đã có tinh thần tự tin và nắm vững bản chất kiến thức, ôn tập toàn diện, thì sinh viên đã nắm chắc tới 70% rằng mình sẽ hoàn thành và vượt qua kỳ thi với kết quả điểm số không tệ. Tuy nhiên, các em đừng quên rằng 70% ấy vẫn chưa đủ để giúp mình đạt học lực loại giỏi, vậy còn phụ thuộc thêm vào điều gì nữa? Đó chính là việc các em phải đọc kỹ đề, hiểu đúng câu hỏi và trả lời đúng trọng tâm thì mới có thể đạt điểm tốt, đạt điểm số cao nhất có thể, tránh trường hợp đọc đề chưa kỹ, hiểu sai, rồi trả lời lạc đề, bị mất điểm một cách cực kỳ oan uổng. Trong thực tế đã có không ít sinh viên bị mất điểm vì chưa đọc kỹ đề, trả lời lan man, không vào trọng tâm, nên các em hãy lưu ý tránh mắc phải nhé!
>> Quá mệt mỏi chuyện học hành, thi cử thì phải làm sao?
Vượt qua kỳ thi bằng sự cẩn thận, kỹ lưỡng
Song song với chuyện đọc kỹ đề, nếu muốn vượt qua kỳ thi với điểm số tốt nhất có thể, thì sinh viên cũng cần lưu ý dò lại bài một cách cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi nộp. Hãy đảm bảo rằng mình đã trả lời tất cả câu hỏi, không bỏ sót bất kỳ câu nào, nhất là khi đi thi trắc nghiệm rất dễ có trường hợp bị sót, tô thiếu hoặc tô nhầm đáp án. Bên cạnh đó, với các môn tính toán, sinh viên cũng cần đọc kỹ lại bài làm, xem mình áp dụng đúng công thức chưa, có đổi đơn vị đồng nhất chưa, bấm máy có đúng không, có sai sót gì khi tính toán khiến kết quả bị sai số không,… tránh trường hợp chủ quan không dò lại bài, đinh ninh rằng mình làm tốt, tới khi biết điểm thấp thì mới hối hận vì mình thiếu cẩn thận, để xảy ra những sai sót không đáng có, mà cũng không chịu dò lại bài trước khi nộp.
Bài viết này đã giúp sinh viên nắm được một số cách giúp các em vượt qua kỳ thi với kết quả điểm số tốt nhất có thể. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Sinh viên chủ quan khi làm bài thi học kỳ và cái kết đắng
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.