Học Song Bằng Ở Đại Học Có Khó Không?

Học song bằng trường hợp mà sinh viên học 2 ngành cùng lúc, và tới khi tốt nghiệp ra trường sẽ sở hữu trong tay 2 tấm bằng đại học của 2 ngành khác nhau. Đương nhiên điều này sẽ giúp sinh viên ra trường có cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn, vốn kiến thức đa dạng hơn, nhưng liệu học song bằng ở đại học có khó không, tiềm ẩn những thách thức gì? Hãy cùng Tự tin vào đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> Học song bằng cần bắt đầu từ năm 1 hay năm 2?

Lợi thế khi sinh viên học song bằng

Khi học song bằng, sinh viên sẽ sở hữu kiến thức & bằng cấp của cả 2 ngành, nên sẽ chủ động muốn ứng tuyển bên ngành nào cũng được. Đồng thời, khi nhà tuyển dụng biết được là bạn ứng viên này học song ngành, tốt nghiệp được cả 2 ngành luôn, thì họ sẽ đánh giá rất cao về năng lực học hỏi, cho rằng bạn này có khả năng học hỏi tốt, tiếp thu nhanh, ghi nhớ được kiến thức vững vàng & chuẩn chỉnh, thì bạn mới có thể học nhiều gấp đôi so với những bạn sinh viên khác. Tức là nhà tuyển dụng thường sẽ đánh giá rất tốt về khả năng học hỏi của mình, khi mà thấy ứng viên ghi trong CV là mình học song bằng. Đó là một số ưu điểm, lợi thế của sinh viên học song bằng khi mình ứng tuyển việc làm sau này.

Học song bằng ở đại học có khó không?

Tuy có nhiều lợi thế nhưng không phải sinh viên cứ lao vào học là được, mà thực tế thì phải cân nhắc nhiều yếu tố, quan trọng nhất chính là năng lực của mỗi người. Đây cũng chính là điểm mấu chốt để xác định xem học song bằng ở đại học có khó không? Sinh viên phải nhìn lại năng lực học tập của mình xem thật sự có đủ khả năng để duy trì cả 2 chương trình cùng lúc hay không, vì như thế đồng nghĩa với việc là mình sẽ phải học gấp đôi so với những bạn khác. Chẳng hạn như bình thường mỗi học kỳ người ta có từ 5 cho tới 6 môn, thì bây giờ mình nhân đôi, là học 10-12 môn, thì liệu có bị nặng quá đối với khả năng học hỏi của các em hay không?

Tại vì vốn dĩ là những kiến thức ở đại học nó không hề dễ, nó khó, phức tạp, nặng và rất dễ nhầm lẫn. Nếu mình không tập trung nghe giảng kỹ thì học một ngành thôi đã thấy rất mệt và khó để lấy điểm cao. Khi nhìn nhận rõ điều đó thì sinh viên hãy tự cân nhắc xem các em có đủ tự tin là mình có khả năng học gấp đôi lên so với bình thường, mà vẫn có thể học tốt hay không? Nếu mà em tự tin về điều đó và thật sự là hồi cấp 3 lực học của mình cũng tốt, tự đánh giá là bản thân cũng chăm chỉ, cố gắng, sẵn sàng dành rất nhiều thời gian cho việc học thay vì mình nghỉ ngơi, vui chơi quá nhiều, thì có thể cân nhắc học song bằng. Tại vì học song ngành, học nhiều môn hơn thì đương nhiên cũng phải dành nhiều thời gian hơn cho việc học trên trường lẫn tự học, tự làm bài tập về nhà, thì em có sẵn sàng đánh đổi điều đó hay không, rằng mình sẽ không có quá nhiều thời gian để nghỉ ngơi hay đi chơi với bạn bè đâu, mình chỉ tập trung học.

Nếu mà sinh viên thấy tất cả mọi thứ đều ok như vậy thì cứ tiếp tục định hướng học song bằng, nó sẽ khó, nhưng không tới nỗi quá khó với các em. Ngược lại, nếu bạn nào cảm thấy việc học gấp đôi so với bình thường như vậy sẽ khó so với lực học của mình, thì không nên đánh liều học song bằng, hãy cứ học tốt 1 ngành thôi sẽ ổn hơn.

>> 4 điều nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định học song ngành

Khi nào sinh viên được phép học song bằng?

Bên cạnh chuyện cân nhắc năng lực học tập & chuyện học song bằng có khó không, thì sinh viên cũng cần nắm được quy định chính xác rằng khi nào sẽ được phép học song ngành. Sinh viên sẽ chưa học song ngành được ngay từ đầu năm 1, mà các em cần hoàn thành xong năm 1, tới cuối năm 1 mới làm thủ tục học song bằng được. Tại vì nhà trường cũng cần dựa trên kết quả học tập hồi năm 1 của sinh viên xem là kết quả điểm số có ok hay không, thường nếu như mà năm nhất các em đạt được loại giỏi trở lên, thì khả năng được chấp nhận học song bằng sẽ cao hơn.

Đồng thời, khi sinh viên học song ngành, thì các em phải duy trì kết quả tốt cho cả 2 ngành. Nếu như ngành thứ 2 của em điểm cao tốt, nhưng mà tự nhiên mình vô tình để ngành thứ 1 nó bị sa sút, nó bị điểm kém quá, thì như vậy nhà trường có thể sẽ buộc mình ngừng học ngành thứ 2 luôn, là mình phải quay lại học ngành thứ 1. Đơn giản là vì bây giờ nhà trường thấy là bạn này chưa có đủ khả năng học song bằng, tự nhiên bây giờ học 2 ngành cùng lúc xong điểm ngành 1 của mình bị thấp quá thì càng học sẽ càng đuối. Vì thế, những bạn sinh viên nào có dự định học song ngành thì các em cần lưu ý điều này.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng học song bằng ở đại học có khó không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Sinh viên chuyển ngành có phải học lại năm 1 không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?